Mẹ Việt Thời Đại 4.0

Ngay từ 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu bập bẹ tập nói và có thể phát ra từ đơn từ lúc khoảng 12 tháng. Đến 18 tháng tuổi bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển nhanh ngôn ngữ. Mỗi bé sẽ có tốc độ học nói khác nhau. Và phụ thuộc vào ba mẹ có thường xuyên kích thích ngôn ngữ cho con hay không. Nếu bé không thường xuyên được kích thích ngôn ngữ như: ba mẹ không hay nói chuyện với con, con không có bạn chơi cùng. Đặc biệt, nếu con xem nhiều tivi, điện thoại, xem từ lúc còn bé. Thì đến tuổi này mà con chưa nói thì ba mẹ cần hành động ngay nhé! Trẻ 18 tháng chậm nói trong trường hợp này nếu không can thiệp sớm sẽ có thể dẫn tới chậm nói kéo dài. 

https://meviet.vn/tre-18-thang-cham-noi/

Khi thấy con mình chậm đi, chậm nói hay nhận thức chậm so với những đứa trẻ cùng độ tuổi. Ba mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng và bất an. Không biết con có gặp vấn đề gì về sức khỏe, tâm lý hay không? Vậy, đâu là những dấu hiệu cụ thể giúp ba mẹ nhận biết được tình trạng này? Hãy cùng Mẹ Việt tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu trẻ chậm phát triển nhé!

https://meviet.vn/dau-hieu-tre-cham-phat-trien/

Trong khi các bé đồng trang lứa đã bi bô nói được nhiều mà con mình vẫn chưa nói được gì. Lo lắng, căng thẳng và áp lực là tâm trạng chung của ba mẹ các bé 2 tuổi chưa biết nói. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu nói nhiều câu ngắn 3-4 từ. Nếu bé nhà ba mẹ vẫn chỉ đang bập bẹ nói từ đơn, từ đôi. Đây là dấu hiệu con đang chậm nói nhiều so với độ tuổi. Trẻ đang trong thời kỳ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Dạy trẻ học nói lúc này trẻ sẽ nhanh nói và có đà nói được tốt. Trẻ càng lớn thì tình trạng chậm nói sẽ càng kéo dài và mất nhiều thời gian để khắc phục. Do đó, ba mẹ cần can thiệp càng sớm càng tốt khi bé 2 tuổi chưa biết nói!

https://meviet.vn/be-2-tuoi-chua-biet-noi/

Trẻ chậm phát triển có chữa được không

Chậm phát triển ở trẻ là tình trạng phát triển chậm hơn về vận động hoặc ngôn ngữ hoặc trí tuệ so với các bạn cùng tuổi.

Theo các chuyên gia y khoa nhận định, chậm phát triển có các mức độ khác nhau. Tùy thuộc vào từng mức độ, mà trẻ được điều trị với phương pháp phù hợp. Các trường hợp chậm phát triển mức độ nhẹ và vừa khi được phát hiện sớm, trẻ có nhiều cơ hội hồi phục. Với mức độ nặng, bé cần được theo học tại các trung tâm can thiệp. Dưới sự hỗ trợ của các thầy cô giáo chuyên biệt.

https://meviet.vn/tre-cham-phat-trien-co-chua-duoc-khong/

 

Không cần phải là một chuyên gia phát triển trẻ em thì bạn mới có thể cho con mình một khởi đầu tuyệt vời trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy: tình yêu, sự quan tâm và những chăm sóc cơ bản là tất cả các những gì em bé của bạn thực sự muốn và cần.

Để giúp con phát triển được đầy đủ tiềm năng của mình, hãy cùng Ba Mẹ Việt tham khảo các bước đơn giản sau

Thể hiện tình yêu của bạn

Trẻ em cần tình yêu. Tình yêu và những cảm xúc âu yếm thực sự sẽ làm kích thích sự phát triển não bộ.Sự chăm sóc, gần gũi, cảm xúc yêu thương bạn mang đến cho con chính là một “căn cứ” an toàn để từ đó bé khám phá thế giới. Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy, tình yêu, sự quan tâm và tình cảm trong những năm đầu đời có tác động trực tiếp và có thể đo lường được sự phát triển về thể chất, tâm thần, và tình cảm của một đứa trẻ.

 

Và làm thế nào để bạn thể hiện tình yêu của mình? Hãy chuyện trò, đùa nghịch với con, khuyến khích, lắng nghe, và chơi với bé bất cứ khi nào có thể. Sự quan tâm của bạn sẽ an ủi con khi tiếng khóc vừa cất lên, đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên, đáp ứng cho con khi bé đang khó chịu (cũng như khi bé hạnh phúc) sẽ giúp bạn xây dựng cho bé niềm tin và một trái tim mạnh mẽ tình cảm. Sự nựng nịu, yêu chiều không làm hư một đứa trẻ mà sẽ giúp bé đáng yêu hơn, gần gũi bạn hơn.

https://meviet.vn/roi-loan-ngon-ngu-o-tre-em-cham-noi/

 

Chăm sóc cho các nhu cầu cơ bản của con

Con cần có sức khỏe tốt và năng lượng dồi dào để có thể học hỏi và phát triển, và bạn có thể cho bé điều này bằng sự chăm sóc của mình. Hãy thường xuyên đưa con đi kiểm tra sức khỏe, chủng ngừa đầy đủ để phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn với bé.

Giấc ngủ rất quan trọng với bé vì trong giấc ngủ, các tế bào não của bé liên tục làm việc cho các kết nối quan trọng. Những khớp thần kinh, như giao cắt của những con đường, cho phép kết nối tất cả những lĩnh vực như học tập, phát triển, và tư tưởng.

https://meviet.vn/tre-cham-noi-can-bo-sung-gi/

 

Chúng là chìa khóa để giải mã cho bé tất cả những gì bé đã nhìn thấy, nghe, nếm, sờ đụng, và ngửi được khi khám phá thế giới.Hãy đáp ứng những nhu cầu “tiện nghi vật chất” của con kịp thời, chẳng hạn những khi bé quá nóng bức hoặc khi tã bị ướt. Bạn và con là một đội, và một trong các công việc của bạn là chăm sóc những điều cơ bản, giúp bé nhận được cơ sở tốt nhất để có thể phát huy trong các “nhiệm vụ” khó khăn của mình!

Nói chuyện với con

Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ được bố mẹ chịu nói chuyện thường xuyên từ khi còn là trẻ sơ sinh thì phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn so với những đứa trẻ không nhận được nhiều sự kích thích bằng lời nói. Bạn thậm chí có thể bắt đầu việc này trong thai kỳ của mình – đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu quá trình liên kết.Khi con bạn được sinh ra, hãy nói chuyện với bé thật nhiều, vào những lúc bạn cho bé ăn, thay tã, và tắm bé.

https://meviet.vn/lam-gi-khi-tre-cham-noi/

 

Bé sẽ đáp ứng tốt hơn khi biết những từ đó đang được hướng vào mình, vì vậy hãy nhìn bé trong khi bạn đang nói. Bạn đừng lo lắng về việc phải nói những gì, chỉ đơn giản là mô tả những gì bạn đang làm, chẳng hạn: “Mẹ pha nước ấm cho con tắm nhé”, “Con đợi mẹ quấy bột để măm nhé”….

Đọc sách cho con

Đọc to cho con nghe là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp xây dựng vốn từ vựng của bé, kích thích trí tưởng tượng và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của bé. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện tình yêu và những giao tiếp với con. Theo các chuyên gia, ngay cả trẻ sơ sinh cũng thích nghe kể chuyện, nên mỗi ngày bố mẹ hãy đọc cho bé nghe ít nhất 1 câu chuyện.

Khuyến khích các thách thức mới

Bạn đừng làm con chán nản với món đồ chơi hay các hoạt động nằm ngoài khả năng của bé, nhưng món đồ chơi / hoạt động cần “hơi khó” một chút mới đem lại tác dụng tốt hơn cho bé, vì chúng sẽ kích thích bé tự tìm ra cách để hoàn thành “nhiệm vụ” – cũng là cách để khuyến khích não bộ phát triển. Nếu bé đang cố gắng để mở một chiếc hộp, bạn hãy ngăn mình nhào tới làm hộ ngay cho bé, hãy để bé tự cố gắng vài lần trước khi bạn làm thử cho bé thấy, rồi sau đó đưa trở lại cho bé 1 chiếc hộp kín khác để bé có thể thử lại một mình.

Chăm sóc bản thân

Bé chỉ có thể thật sự hạnh phúc khi bố mẹ bé hạnh phúc. Vậy nên các bạn đừng quên chăm sóc chính mình, cùng với con. Hãy tranh thủ tập thể dục, ngay cả khi đi tản bộ với em bé trong xe đẩy, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, và ôm bé trong tay với 1 giấc ngủ ngắn để chắc chắn bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi.

 

Nếu bạn thấy mình hay buồn bã hoặc lo âu rất nhiều, bạn không thể chăm sóc cho mình hay cho con, và những điều bình thường làm cho bạn hạnh phúc thì giờ không thế nữa… bạn có thể đã bị trầm cảm. Hầu hết phụ nữ có kinh nghiệm đều cho biết, sau khi sinh con, họ gặp phải một “phản ứng” tình cảm, thường kéo dài trong một tuần hoặc hơn một chút. Trầm cảm sau sinh là tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng nó cũng có thể điều trị được. Vậy nên đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn chịu tìm kiếm lời khuyên, và đặc biệt là đến gặp bác sỹ thật sớm để được giúp đỡ kịp thời và nhanh chóng.

Người trông trẻ tốt

Nếu bạn phải làm việc và không thể cả ngày ở bên chăm con thì việc tìm một người trông trẻ chất lượng là điều cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Và cho dù người sẽ thay bạn trực tiếp chăm sóc bé trong lúc bạn đi vắng là ông bà, người thân, hoặc một cô giữ trẻ thuê về… thì đều cần có kinh nghiệm chăm sóc, có uy tín, sự nhẫn nại với tình yêu đích thực cho trẻ em cũng như sức khỏe tốt để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Chữa Chậm Nói Cho Con Tại Nhà Sao Cho Hiệu Quả Nhất

Tình trạng trẻ chậm nói ngày càng gia tăng khiến nhiều ba mẹ sốt ruột và lo lắng. Nhiều ba mẹ bắt đầu tìm mua sách, vào các hội nhóm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm để dạy con. Tuy nhiên,  day con chậm nói ở nhà không hề đơn giản. Ba mẹ không biết bắt đầu từ đâu. Kiến thức mênh mông khiến ba mẹ như lạc vào mê cung. Không có một lộ trình cụ thể, ba mẹ hầu như thiếu thời gian cho con vì còn bận rộn công việc. Mỗi tối chỉ sắp xếp được 1-2 tiếng dạy con nhưng con lại chẳng hợp tác. Phải làm sao để chữa chậm nói cho con hiệu quả nhất? 

Vì Sao Trẻ Chậm Nói?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói của trẻ. Mỗi nguyên nhân sẽ cần những giải pháp can thiệp khác nhau. Nhiều ba mẹ vội vàng tìm kiếm những phương pháp chữa chậm nói cho con mà ít quan tâm tìm hiểu nguyên nhân. Điều này có thể khiến ba mẹ bỏ lỡ thời gian vàng để can thiệp chậm nói hiệu quả cho con.

Các nguyên nhân thường gặp ở trẻ chậm nói là:

Nguyên Nhân Thực Thể

Là các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề nội tại của trẻ, cụ thể là: 

  • Cơ quan phát âm: Trẻ bị hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, tai nghe kém, sứt môi, hở hàm ếch,...
  • Trẻ bị bại não, tổn thương não bộ do di chứng các bệnh lý.
  • Trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển.

Các nguyên nhân thực thể do cấu trúc bất thường của cơ quan phát âm có thể khắc phục. Ví dụ như: Trẻ bị dính thắng lưỡi chỉ cần tiểu phẫu cắt thắng lưỡi là sau vài tháng có thể bập bẹ nói tốt. Tai nghe kém thì cần đeo máy trợ thính để trẻ nghe rõ âm thanh. Tuy nhiên, liên quan đến não bộ sẽ cần can thiệp tích cực mới tạo ra hiệu quả được.

đọc thêm https://meviet.vn/thuoc-bo-nao-cho-tre-cham-noi/


Nguyên Nhân Môi Trường

Bên cạnh các nguyên nhân thực thể, một số thói quen sai lầm của người cũng khiến trẻ chậm nói. Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ các trường hợp chậm nói do nguyên nhân môi trường ngày càng cao.

  • Trẻ xem nhiều tivi, điện thoại trong thời gian dài.
  • Trẻ thiếu môi trường phát triển ngôn ngữ. Ba mẹ, ông bà ít dành thời gian nói chuyện với con.
  • Gia đình bảo bọc nên không cho trẻ đi học mầm non sớm. Trẻ thường tự chơi một mình, thiếu bạn đồng trang lứa để chơi cùng. 
  • Con được đáp ứng yêu cầu quá nhanh. Khi có nhu cầu con chưa cần giao tiếp bằng ngôn ngữ mà đã được đáp ứng. Đáng buồn là nhiều gia đình vẫn chưa nhận thức rõ tác hại của thói quen này mà vẫn tiếp tục chiều bé.
  • Trẻ ăn thô kém khiến cơ hàm, các cơ quan phát âm bị cứng, khó bật âm.

Ngược lại với các nguyên nhân thực thể, các nguyên nhân từ môi trường rất dễ giải quyết. Vấn đề là các ba mẹ có quyết tâm thay đổi các thói quen sinh hoạt để tốt hơn cho con không thôi. Thông thường, trẻ chậm nói đơn thuần do yếu tố môi trường, chỉ cần ba mẹ quyết tâm trong 1-2 tuần. Cải thiện môi trường sống, thói quen tương tác của người lớn với trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng bật âm và bắt đầu tập nói nhiều.

đọc thêm : https://meviet.vn/bien-phap-phat-trien-ngon-ngu-cho-tre/


Can Thiệp Cho Con Như Thế Nào Cho Hiệu Quả

Khi con chậm nói, ba mẹ thường cuống cuồng tìm trường can thiệp, giáo viên can thiệp cho con. Tuy nhiên, ba mẹ có biết trong các hình thức, thì can thiệp chậm nói cho con tại nhà là hiệu quả nhất. Đã có nhiều ba mẹ sẵn sàng cho con học trung tâm 2 năm - 3 năm và nhiều hơn thế. Nhiều gia đình thuê giáo viên can thiệp 1-1 về dạy con. Con cũng có cải thiện chút chút khi được can thiệp. Nhưng dần dần nhiều ba mẹ nhận ra rằng bấy nhiêu đó là chưa đủ. 

Ba mẹ không thể trông chờ hoàn toàn vào trung tâm hay giáo viên dạy nói cho con. Thời gian con ở nhà với ba mẹ là rất nhiều. Vì thế, để thúc đẩy con nhanh nói, ba mẹ cần tích cực tham gia vào can thiệp cho con.  

Thế nhưng, điều mà các ba mẹ lo lắng nhất là ba mẹ không biết cách dạy con thế nào cho đúng? Chỉ tranh ảnh, đọc sách cho con thì con không hợp tác. Rõ ràng, ba mẹ dạy con tại nhà có rất nhiều thuận lợi như: Ba mẹ có nhiều thời gian bên con. Môi trường quen thuộc, gần gũi, con dễ hợp tác và học tập hiệu quả hơn. Ba mẹ kiểm soát được tốc độ tiến bộ của con. Mặc dù vậy, để dạy con tại nhà hiệu quả, ba mẹ cần có phương pháp đúng, lộ trình chuẩn. Điều này giống như kim chỉ nam, đảm bảo cho ba mẹ luôn đi đúng hướng để con có thể nói tốt.

Ba Mẹ Học Dạy Con Chậm Nói Ở Đâu

Có khá nhiều hội nhóm dành cho ba mẹ có bé chậm nói. Đa số các hội nhóm đều tự phát, các ba mẹ chủ yếu tự trao đổi kinh nghiệm với nhau. Không có cố vấn chuyên môn để hướng dẫn cho ba mẹ. Dạo gần đây, nhiều ba mẹ đang chia sẻ cho nhau về cộng đồng Mẹ Việt - Chữa con chậm nói tại nhà. Đây là cộng đồng của Mẹ Việt - đơn vị chuyên về phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0-6 tuổi. 

Cộng đồng chia sẻ nhiều kiến thức, tài liệu để ba mẹ tự học và dạy con. Các tài liệu được sắp xếp khoa học và dễ hiểu. Hàng tuần, còn có các livestream do các chuyên gia phát triển ngôn ngữ của Mẹ Việt tổ chức. Những buổi livestream này đã trao đi rất nhiều giá trị cho cộng đồng. Gỡ rối cho nhiều ba mẹ, hướng dẫn cách dạy con - chơi với con để dạy con học nói. Đặc biệt là các phương pháp này rất đơn giản, dễ áp dụng mà lại hiệu quả nhanh. Vì thế các ba mẹ có một địa chỉ đáng tin cậy để nhờ hỗ trợ khi dạy con chậm nói.

Khóa Học Chuyên Sâu Chữa Con Chậm Nói Tại Nhà

Với những ba mẹ không có nhiều thời gian, muốn tích cực can thiệp cho con để hiệu quả nhanh. Mẹ Việt có khóa học chuyên sâu chữa con chậm nói tại nhà. Giúp ba mẹ can thiệp và chữa chậm nói cho con từ gốc. Khóa học hướng dẫn cho các ba mẹ:

  • Phương pháp Chữa chậm nói cho con thuận tự nhiên. Con vui học, tiến bộ, ba mẹ giải tỏa được những áp lực căng thẳng khi con chậm nói.
  • Lộ trình mẫu hướng dẫn cụ thể, rõ ràng những việc ba mẹ cần làm ngay để dạy con học nói.
  • Chương trình đào tạo chuyên sâu để các ba mẹ biết cách dạy con. Sau khi kết thúc khóa học, ba mẹ có thể tự tin dạy con và phòng ngừa con chậm nói tiếp diễn.
  • Chương trình đồng hành 6 tháng. Các ba mẹ được trực tiếp các chuyên gia phát triển ngôn ngữ Mẹ Việt giải đáp thắc mắc. Hỗ trợ ba mẹ tự xây dựng lộ trình dạy con. Với các ba mẹ chưa biết cách tương tác với con, các cô tận tình sửa lỗi tương tác để hai mẹ con cùng tiến bộ.

Đã có nhiều ba mẹ phản hồi tốt về khóa học. Khóa học phù hợp cho các ba mẹ đi làm không có nhiều thời gian. Cách thức học linh hoạt mà hiệu quả. Nhưng quan trọng nhất chính là kết quả học tập. Các bé chậm nói đơn thuần chỉ sau 6 tháng đã có thể nói rất tốt: nói câu dài, kể chuyện, mô tả,... 

Với bé chậm nói do tự kỷ, tăng động, chậm phát triển,... con tiến bộ vượt bậc so với trước. Các con bật âm nhiều hơn, nói được nhiều từ đơn, từ đôi, câu ngắn. Con chủ động tự nói ra nhu cầu của mình, biết trả lời các câu hỏi đơn giản. Đó chính là những thành quả đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực không mệt mỏi của ba mẹ.

Lời Kết

Nếu ba mẹ có con chậm nói mà vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu. Đừng loay hoay sẽ lãng phí thời gian của con và kéo dài stress cho ba mẹ. Ba mẹ hãy tham khảo và đăng ký một khóa học để học cách dạy con tại nhà bải bản. Dạy con theo phương pháp chuẩn, theo lộ trình chuẩn để con nhanh nói. Cần hỗ trợ, ba mẹ có thể dễ dàng liên hệ với Mẹ Việt qua fanpage Mẹ Việt - Chữa chậm nói cho con tại nhà. Hoặc qua Hotline/zalo 035 227 5339


Mẹ Việt - Nơi Ba Mẹ Gửi Gắm Niềm Tin Chữa Chậm Nói Hiệu Quả Cho Con Tại Nhà

Ba Mẹ Làm Gì Khi Con Chậm Nói???

Ngay khi phát hiện con chậm nói, rất nhiều ba mẹ đã tìm đến những hội nhóm, các lớp học. Nhằm tìm kiếm những phương pháp hiệu quả, giúp con mình thoát chậm nói. Và Mẹ Việt là một lựa chọn hàng đầu. Vì Mẹ Việt hiện tại là một trong số rất ít những đơn vị có hệ thống tài nguyên hỗ trợ trẻ chậm nói cải thiện chậm nói từ A - Z.   

Hệ Tài Nguyên Mẹ Việt Bao Gồm:

Blog Meviet.vn - Chia sẻ các bài viết chuyên sâu chủ đề trẻ chậm nói.

Edu.meviet.vn: Trường học trực tuyến dành cho cha mẹ.

Youtube Mẹ Việt Blog - Series video hướng dẫn chi tiết thực hành chữa chậm nói cho con.

Tiktok Mẹ Việt - những video ngắn chỉ với 5p/ngày cũng học được kiến thức bổ ích.

Kênh âm thanh – podcast Mẹ Việt: dành cho ba mẹ bận rộn. Chỉ với điện thoại và tai nghe, ba mẹ có thể nghe các hướng dẫn chữa chậm nói thiết thực.

https://meviet.vn/dau-hieu-nhan-biet-som-tre-cham-noi/

Đặc biệt là cộng đồng Mẹ Việt - Chữa chậm nói tại nhà trên facebook - nơi Mẹ Việt kết nối và hỗ trợ trực tiếp các ba mẹ mỗi ngày. Các hoạt động:


  • Giải đáp thắc mắc, tư vấn giải pháp chữa chậm nói cho ba mẹ.
  • Các hướng dẫn thực hành dạy con học nói hàng ngày.
  • Livestream hàng tuần chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, bí quyết dạy nói thành công.


Các thành viên đội ngũ Mẹ Việt với hơn 5 năm kinh nghiệm chữa chậm nói cho trẻ rất thấu hiểu những khó khăn các ba mẹ khi dạy con học nói. Vì thế, Mẹ Việt tập trung chia sẻ cho các ba mẹ những giải pháp:


  • Hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện. Bất cứ ba mẹ nào cũng có thể áp dụng và thành công.
  • Tiết kiệm thời gian của cả con và ba mẹ. Bật âm ngay sau 1 tuần đầu tiên.
  • Tiết kiệm chi phí. 

Dứt Điểm Tình Trạng Chậm Nói

Phát triển ngôn ngữ chính là tiền đề để trẻ phát triển sự trí tuệ, thông minh. Chính vì thế, trẻ chậm nói ở bất cứ độ tuổi nào, ba mẹ cũng cần sốt sắng can thiệp tích cực. Vì thế sẽ không có những trường hợp dạy con nửa vời. Cải thiện chậm nói cho con một cách hời hợt, vài tháng trôi qua mà con chỉ tăng được vài từ đơn, từ đôi. 

Những ba mẹ gửi gắm niềm tin chữa chậm nói cho con vào Mẹ Việt đều có một điểm chung: không chỉ con có thể nói được, mà con còn có thể nói tốt, giao tiếp tốt. Chính vì thế, mục tiêu của Mẹ Việt là giúp cho hàng triệu trẻ em Việt Nam:


  • Nói tốt, diễn đạt tốt nhu cầu, suy nghĩ của mình, chủ động giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Có các kỹ năng kể chuyện, trình bày, tổng kết vấn đề.
  • Trẻ có lập luận tốt, logic và có năng lực lý giải ngôn ngữ cao.


Để đạt được những mục tiêu đó, ba mẹ không thể để cho con “lớn rồi sẽ tự khắc biết  tự nói”. Và cũng không thể “đợi con cải thiện dần”. Mẹ Việt hỗ trợ ba mẹ tạo ra một môi trường kích thích ngôn ngữ tối đa. Trong 6 tháng đủ để tạo ra sức bật cho các bé chậm nói có thể tiến bộ vượt ít nhất 2 bậc. 

Mẹ Việt - Trên Cả Kiến Thức Là Người Bạn Đồng Hành Tin Cậy 

Lý do để các ba mẹ gắn bó với Mẹ Việt chính là bởi vì ĐỒNG HÀNH. Dạy trẻ chậm nói không phải là hành trình ngày một ngày hai. Trên hành trình đó, ba mẹ có rất nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc. Và cả những áp lực tinh thần khi không được người thân hiểu, ủng hộ việc can thiệp. Mẹ Việt luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng lắng nghe, tiếp thêm năng lượng cho các ba mẹ.

https://meviet.vn/tieng-anh-cho-tre-em-mau-giao-2/

Đã có nhiều ba mẹ dạy con học nói thành công. Đã có nhiều ba mẹ thực sự thay đổi sau thời gian đồng hành cùng Mẹ Việt. Con nói bi bô suốt cả ngày, nói chuyện thông minh, lập luận tốt, chủ động giao tiếp. Gia đình luôn ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc. Ba mẹ thấu hiểu con, yêu thương con hơn và bắt đầu quan tâm giáo dục sớm, phát triển thông minh nhanh nhẹn. Chuẩn bị nền tảng tốt khi bước vào lớp 1. Có bé đã không còn chậm nói và bắt đầu tiếp xúc ngôn ngữ thứ 2, học tiếng Anh hiệu quả. 

Kết Luận

Trong khi ba mẹ đang hoang mang chưa biết cải thiện chậm nói cho con như thế nào cho hiệu quả. Đã có rất nhiều ba mẹ lựa chọn đồng hành cùng Mẹ Việt. Bắt đầu hành trình cải thiện chậm nói để giúp con nhanh biết nói, nói tốt, nói giỏi. Nếu như đây cũng là mong mỏi của ba mẹ, hãy tham gia vào group Mẹ Việt và bắt đầu trải nghiệm hành trình chữa chậm nói hiệu quả cùng con.


Thông tin về Mẹ Việt:


Ngoài là đơn vị uy tín trong hỗ trợ ba mẹ cải thiện chậm nói cho con tại nhà. Mẹ Việt còn được biết đến là một người bạn đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc, nuôi dạy con, giáo dục sớm, phát triển ngôn ngữ cho bé từ sớm. Dạy tiếng Anh cho con tại nhà. Ba mẹ có thể tìm kiếm nhiều thông tin hữu ích trên các kênh của Mẹ Việt.


  • Blog Mẹ Việt
  • Youtube Mẹ Việt Blog
  • Tik Tok Mẹ Việt Dạy Con Tại Nhà
  • Kênh âm thanh - Podcast Mẹ Việt


Mẹ Việt không bao giờ và chưa bao giờ là của bất kỳ một cá nhân nào. Mẹ Việt Là thương hiệu của gia đình Việt, hướng tới gia đình và vì mọi gia đình mà phát triển. 


Tham Gia Group Mẹ Việt Chữa Chậm Nói Cho Con Tại Nhà. Loa Tắm Ngôn Ngữ, Sách Và Đồ Chơi Chữa Chậm Nói Cho Con Hiệu Quả Tại Shopmeviet.vn Hotline/ Zalo 035 227 5339/ 097 191 7068 

Những diều về trầm cảm sau sinh bạn nên biết

Về mặt sinh lý, trong quá trình từ khi mang thai đến khi sinh, hoocmone thay đổi khá mạnh, nếu hoocmone nữ và thể vàng sẽ tăng lên trong giai đoạn mang thai nhưng sau khi sinh sẽ giảm rất nhanh. Vì thế sự giảm xuống nhanh như vậy có thể là nguyên nhân chủ yếu tạo ra chứng trầm cảm. Ngoài ra cũng có nghiên cứu cho rằng hoocmone vỏ thượng thận và hoocmone tuyến giáp giảm đi cũng là nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm

Về thể chất, những sản phụ trước kia có chứng trầm cảm sẽ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao từ ba đến năm lần so với người bình thường. Ngoài ra sản phụ tuổi còn ít, sản phụ có tiền sử bệnh căng thẳng, lo lắng hoặc những sản phụ có tiền sử bệnh về tâm lý cũng rất dễ xuất hiện hiện tượng trầm cảm sau sinh.

Về mặt tâm lý xã hội, do việc chăm sóc em bé sau khi sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định nên mẹ mệt mỏi, hay bị mất ngủ và cơ thể suy nhược. Khi sức khỏe và tinh thần bị suy nhược trong thời gian dài, sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm theo đó xuất hiện. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Vấn đề tâm lý thích ứng được tạo ra do sự thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Chẳng hạn sự thay đổi về vai trò: sản phụ trong thời gian mang thai đang là đối tượng được chăm sóc, lại chuyển thành vai trò người mẹ sau khi sinh và cảm thấy áp lực rất lớn. Đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ, đối mặt với rất nhiều vấn đề của em bé, sản phụ không biết làm sao cho tốt.

Khi đó, nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì vai trò của sản phụ là đối tượng được chăm sóc thì sản phụ dễ nảy sinh tâm lý cô lập và thất vọng vô cùng. Còn có một số tâm lý dự cảm cá nhân, như em bé có phải là niềm mong đợi của sản phụ và gia đình không, sức khỏe em bé, sự thay đổi của gia đình sau khi em bé ra đời, sự tăng cân và chuyển đổi công việc sau khi sinh, đều là các nhân tố thường gặp có ảnh hưởng đến tâm lý của sản phụ.

TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM SAU SINH

Triệu chứng thường gặp của trầm cảm sau sinh xuất hiện sau khi sinh 1 tuần là tâm trạng không vui, dễ kích động, dễ cáu gắt, buồn tủi, khóc vô cớ, thậm chí có trường hợp thay đổi tâm lý quá lớn, sẽ dẫn đến cảm giác lo lắng sợ sệt. Nếu được quan tâm kịp thời, chứng trầm cảm thường mất đi sau 1 tuần.

Còn “trầm cảm sau sinh” xuất hiện muộn hơn, ngoài những triệu chứng như hụt hẫng tâm lý, còn có các triệu chứng như thể trạng yếu, uể oải không muốn làm gì, nhu cầu ăn giảm, mất ngủ… Những điều này cần được gia đình sản phụ chú ý. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện cả ngày, nếu không có trị liệu thích hợp có thể sẽ kéo dài từ sáu đến chín tháng.

Đọc thêm bài viết để biết về các đấu hiệu trầm cảm sau sinh : https://meviet.vn/dau-hieu-tram-cam-sau-sinh/

 

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TRẦM CẢM SAU SINH

Nhận thức của gia đình với chứng trầm cảm sau sinh là rất quan trọng. Nếu có thể phòng chống trước và sớm phát hiện, phối hợp trao đổi lúc thích hợp, đặc biệt là giao lưu về mặt tình cảm sẽ giảm thiểu triệu chứng trầm cảm.

Khi sản phụ và gia đình nhận thấy có những tình cảm tâm lý bất thường vượt quá 1 tuần, thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Điều này rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động không tốt đến sự phát triển của em bé.

Do người mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của em bé, nhất là trong giai đoạn đầu khi em bé sinh ra là bắt đầu cảm nhận các thông tin như ngôn ngữ, hành động và tình cảm của người mẹ, nên sự ổn định tình cảm của người mẹ rất quan trọng.

Trị liệu có thể tiến hành từ tư vấn đến điều trị bằng thuốc. Qua tư vấn, sản phụ và chồng cũng như các thành viên trong gia đình có thể nhận thức nhiều hơn về chứng trầm cảm sau sinh, phát hiện nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh, cùng sản phụ đối diện và giải quyết các vấn đề này.

Đọc thêm bài : https://meviet.vn/benh-tram-cam-sau-sinh/

 

Trị liệu bằng thuốc là phương pháp khá hiệu quả và rất nhanh chóng. Hiện nay người ra thường dùng thuốc chống trầm cảm và chống lo lắng, thuốc này rất an toàn và ít tác dụng phụ. Nhưng phải chú ý rằng có một số loại thuốc sẽ tiết ra theo sữa. Để tránh truyền thuốc cho em bé, nếu sản phụ cho con bú thì phải trao đổi chi tiết với Bác sĩ. Có những người thắc mắc, liệu những người mắc chứng trầm cảm sau sinh có phải là người bị tâm thần nặng không? Thực tế là không phải, trạng thái tâm sinh lý của người mẹ ảnh hưởng đến em bé rất nhiều nên người mẹ cần nhanh chóng phục hồi trạng thái tâm sinh lý, như thế mới có thể tạo ra môi trường tốt nhất cho em bé phát triển.

 

học tiếng anh ở nhà cho bé

Hiện nay, học tại nhà - homeschool đã nổi lên như một cơn sốt trong cộng đồng làm cha mẹ Việt Nam cũng như toàn cầu. Nhiều phụ huynh mong muốn dạy tiếng Anh cho con tại nhà nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo những lời gợi ý dưới đây từ Antoree để bắt tay vào kế hoạch hay ho này nhé!

Không quan trọng trình độ tiếng Anh của bố mẹ có hoàn hảo hay không. Điểm mấu chốt là sự kiên nhẫn và say mê khi mang đến động lực và khích lệ cho việc học tập của con. Con sẽ cảm nhận được sự đam mê hiếu học, từ đó bé tự động tìm đến tiếng Anh chứ không bị bắt ép hay thúc giục. Đây mới chính là điều homeschooling nói riêng hay giáo dục nói chung cần mang đến cho trẻ nhỏ.

1. Lập kế hoạch

Hãy lập kế hoạch cho chu trình học tiếng Anh tại nhà cùng con. Những buổi học ngắn đều đặn diễn ra hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao hơn hàng giờ học dài lê thê. Bạn có thể để trẻ nhỏ bắt đầu với 15 phút, và tăng dần theo độ tuổi và khả năng tập trung của con. Những hoạt động trong khi học cũng nên ngắn gọn nhưng phong phú để hấp dẫn con.

Hãy thử thực hiện những hoạt động theo từng giờ trong kế hoạch hàng ngày. Trẻ thường thấy thoải mái và tự tin hơn khi các em biết mình sắp sửa làm gì. Ví dụ, sau khi đi học về mình sẽ cùng chơi trò chơi tiếng Anh , hoặc đọc truyện tiếng Anh mỗi khi lên giường. Sự lặp lại rất quan trọng cho não bộ trong việc ghi nhớ kiến thức. Trẻ em cần phải được nghe và hướng dẫn nhiều lần, trước khi thực sự sẵn sàng sử dụng một từ hay cụm từ mới một cách chủ động.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/dich-vu-ho-tro-ba-me-dong-hanh-tieng-anh-tai-nha-cho-con/

2. Chơi trò chơi tiếng Anh

Trẻ thường học nhanh hơn khi chúng thấy vui vẻ, thoải mái. Flashcards là một cách tuyệt vời để ôn luyện từ vựng. Hơn nữa, cũng có nhiều trò chơi thú vị xoay quanh việc học với Flashcards như trò Memory, Kim's Game hay Happy Families.

Ngoài ra, cả nhà có thể cùng nhau tham gia những trò chơi khác, tuỳ theo tính cách của con và chương trình học hôm đó:

  • Trò chơi vận động: Simon says, What's the time Mr. Wolf?
  • Trò chơi bảng Board Games: Snakes and Ladders.
  • Trò chơi học từ: Hangman, I spy.
  • Các trò chơi tiếng Anh trực tuyến.

Xem thêm: https://meviet.vn/khoa-hoc-tieng-anh-tai-nha-cho-con/

3. Học mọi nơi mọi lúc

Một lợi thế của việc học tiếng Anh tại nhà chính là cả nhà đều có thể áp dụng kiến thức vào mọi trường hợp thực tế và những vật dụng trong nhà.

Ví dụ như:

  • Cùng trao đổi về thời trang, quần áo khi con đang chuẩn bị đồ hoặc khi con cùng mẹ giặt quần áo.
  • Ôn luyện từ vựng về đồ chơi và vật dụng trong nhà trong khi dọn dẹp.
  • Học về thực phẩm, đồ ăn uống khi nấu ăn hoặc mua sắm.

4. Học tiếng Anh qua bài hát

Âm nhạc luôn là phương pháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ và cách phát âm, bạn có thể đọc lại bài viết trước về âm nhạc tại đây. Cùng với việc nhảy múa hoạ theo giai điệu, trẻ dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của lời bài hát, để từ đó phát triển vốn từ vựng và khả năng giao tiếp tự nhiên theo phản xạ.

https://meviet.vn/hoc-tieng-anh-cho-tre-em-o-dau-tot/

Homeschooling Tại Việt Nam

Homeschooling có nghĩa là phương thức giáo dục tại gia, hay còn gọi là giáo dục tại nhà. Homeschooling còn được biết đến với tên gọi khác trong tiếng Anh đó là “home education”.

Giáo dục tại gia hay homeschooling là việc dạy cho trẻ nhỏ học tập tại môi trường khác, không phải trường học. Với homeschooling thì người chỉ dạy cho trẻ chính là bố mẹ hoặc gia sư riêng do bố mẹ thuê để dạy cho trẻ tại nhà. 

Tuy nhiên, phương thức học tập này hiện chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới cho phép và áp dụng mà chỉ có một số nước phát triển công nhận và hợp pháp hóa Homeschooling.Homeschool là gì? Đây chính là phương pháp giáo dục tại gia (hay còn gọi là giáo dục tại nhà).

Đọc thêm tại : https://meviet.vn/homeschooling-la-gi/

Nguồn gốc của Homeschooling

Phong trào Homeschooling phát triển rầm rộ từ những năm 1970 khi tác giả nổi tiếng trên thế giới bắt đầu nghiên cứu và thực hiện cải cách giáo dục với đề nghị đưa ra một lựa chọn giáo dục thay thế cho giáo dục ở trường học. Các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này là tác giả Raymond Moore, John Holt và Dorothy.

Khi thực hiện Homeschooling, bố mẹ trực tiếp trở thành thành giáo viên hoặc có gia đình thuê gia sư về giảng dạy cho con các môn học không ấn định độ tuổi ví dụ như môn văn học, lịch sử và nghệ thuật.

Đối với các môn như toán học, tập đọc,… thì bố mẹ/gia sư sẽ dạy kèm 1-1 để có thể đảm bảo chất lượng học tập tốt nhất cho trẻ. Chương trình học có thể giống với chương trình chuẩn truyền thống, hoặc có thể là những chương trình được soạn thảo dành riêng cho từng bé để phù hợp nhất với khả năng và trình độ của bé.

Sau khi hoàn thành chương trình Homeschooling tại nhà hoặc khi lớn lên thì trẻ có thể tham gia các lớp học truyền thống tại trường học để hoàn thiện các kỹ năng. Một số trường công lập ở các nước phát triển có cho phép trẻ được tham gia các lớp học do chính trẻ lựa chọn. Và khi đủ tuổi để học đại học thì trẻ có thể đăng ký vào lớp đại học cộng đồng, thậm chí có thể bắt đầu chương trình đại học sớm hơn dự định.

Homeschooling cho phép trẻ tiến bộ và phát triển theo khả năng và tốc độ riêng của trẻ cho tới khi trẻ nắm vững các kiến thức thiết yếu cho mình.

Homeschooling hiện đang phổ biến nhiều hơn ở các nước phương Tây, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Còn ở Homeschooling ở Việt Nam chưa thực sự thịnh hành và vẫn đang là khái niệm khá mới mẻ.Hiện phương pháp Homeschooling ở Việt Nam chưa quá phổ biến.

Lý do bố mẹ lựa chọn phương thức Homeschooling

Trong khi môi trường giáo dục tại trường học vẫn thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giảng dạy, vậy thì lý do gì khiến cho nhiều phụ huynh ở các nước phát triển lại chọn Homeschooling để giáo dục con? Đó là bởi Homeschooling tạo ra khá nhiều lợi ích cho bố mẹ cũng như trẻ khi áp dụng, cụ thể:

  • Muốn chính mình kèm cặp, hướng dẫn và dạy dỗ còn về đạo đức, cũng như dẫn dắt về đức tin (có nhiều trường học đã loại bỏ chương trình học tập liên quan tới vấn đề tôn giáo).
  • Muốn có thêm nhiều thời gian ở bên con và dành nhiều sự quan tâm cho trẻ để tránh phát triển nhân cách lệch lạc do thiếu tình cảm gia đình.
  • Bản thân trẻ hoặc gia đình có điều kiện đặc biệt nên không thể cho trẻ đi học tại trường học. Ví dụ như trẻ bị khuyết tật, trẻ chậm phát triển, gia đình ở vùng xa xôi hẻo lánh, hoặc bố mẹ thường xuyên phải di chuyển và nơi làm việc.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/homeschooling-tai-viet-nam/

Homeschooling tại Việt Nam có phổ biến hay không?

Homeschooling ở Việt Nam hiện vẫn còn có khá nhiều trở ngại đối với các gia đình bởi nhiều lý do sau đây:

  • Gia đình cần có nguồn lực tài chính vững vàng và ổn định. Vì Homeschooling đòi hỏi nhiều thời gian ở bên con, cũng như phải bỏ nhiều chi phí để mua các khóa học online, tài liệu và chi phí cho bé tham gia các hoạt động bổ trợ để nâng cao kỹ năng.
  • Các khóa học chủ yếu bằng tiếng Anh, tiếng Việt hầu như là chưa có, nên nếu bản thân bố mẹ thông thạo tiếng Anh thì sẽ dạy con có hiệu quả tốt hơn.
  • Các chương trình học Homeschooling chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận để cấp các chứng chỉ cần thiết.
  • Homeschooling có thể giới hạn một phần môi trường học tập của trẻ, cũng như những cơ hội giao lưu tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ ít hơn so với học tại môi trường trường học.

 

những điều mẹ cần lưu ý trước và sau sinh

Sau sinh các mẹ thường bận rộn với bú, ngủ, ị, tè của con. Để có thể chăm sóc con tốt, mẹ cũng cần chú ý đến việc nghỉ ngơi, dưỡng sức khỏe của mình. Thường các mẹ mất tháng đầu để làm quen với sự hiện diện của thành viên mới. Sau đó mẹ hoàn toàn có thể bắt tay vào chăm sóc dưỡng da và làm đẹp sau sinh. Đây cũng là nhu cầu rất lớn của các mẹ. Vì vậy trong bài viết này Mẹ Việt sẽ tổng hợp các bí quyết làm đẹp sau sinh tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Với các nguyên liệu an toàn, dễ tìm kiếm. Các mẹ cùng tìm hiểu để nhanh chóng sở hữu nhan sắc “gái một con trông mòn con mắt nào”!

Nguồn bài viết : https://meviet.vn/lam-dep-sau-sinh-tai-nha/

Khi bị táo bón, việc đầu tiên mẹ bầu cần nghĩ đến đó là điều chỉnh lại thói quen ăn uống. Bởi vì trong thời gian mang thai, mẹ nên hạn chế tối đa việc uống thuốc. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé. Trong khi đó, điều trị táo bón bằng thay đổi thực đơn lại hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Đảm bảo đẩy lui được táo bón không quay trở lại. Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì? Mẹ Việt đã tổng hợp lại danh sách các thực phẩm “trị” táo bón dưới đây. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

https://meviet.vn/ba-bau-bi-tao-bon-nen-an-gi/

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên hạn chế uống thuốc khi không cần thiết. Do đó, cách tốt nhất để nhanh chóng khỏi bệnh là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. Loại bỏ các thực phẩm không tốt và tăng cường các thực phẩm giúp hết tiêu chảy tự nhiên. Team Mẹ Việt đã tổng hợp danh sách mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏe? Các mẹ cùng tìm hiểu và áp dụng nhé!

https://meviet.vn/me-bau-bi-tieu-chay-nen-an-gi/

 

lộ trình học tiếng anh cho bé

Đây là lộ trình học tập chi tiết từng tuần của thành viên câu lạc bộ tiếng Anh Mẹ Việt 4.0. Với tiêu chí:“Tiếng Anh cho con thật dễ dàng với Mẹ Việt” Tham gia câu lạc bộ. Bạn có được ba viên ngọc quý:

  1. Lộ trình, tài liệu chuẩn, chi tiết, khoa học, xúc tích. Có tính ứng dụng cao. Được thiết kế bởi các thầy cô với nhiều năm kinh nghiệm trong tiếng Anh trẻ em.
  2. Cộng đồng những ba mẹ cùng chí hướng. Bạn được sinh hoạt trong một đội nhóm kỷ luật nhưng giàu tình yêu thương. Truyền năng lượng cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
  3. Kiến thức nền tảng để sử dụng tài liệu hiệu quả nhất. (Được tham gia khóa học Tiếng Anh Tại Nhà và các buổi zoom hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm hàng tháng trên CLB).

Ngoài ra, trong các buổi zoom hàng tháng trong CLB. Ba mẹ còn được chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức về mọi mặt của tiếng Anh trẻ em. Ví dụ có các topic về Homeschooling. Một chủ đề khá hot thời điểm hiện tại.

https://meviet.vn/lo-trinh-hoc-chi-tiet-cau-lac-bo-tieng-anh-me-viet-4-0/

Dựa trên các kiến thức được Mẹ Việt đào tạo. Cũng như hệ tài liệu, lộ trình mẫu, sự hỗ trợ trên Câu Lạc Bộ Tiếng Anh MV.

Với lựa chọn này. Bạn không cần tốn thời gian công sức đi hóng ở các group. Mà chỉ cần kiên trì, đúng đủ đều theo lộ trình, tài liệu chuẩn được hướng dẫn trong khóa học và câu lạc bộ. Là đủ phương tiện/ phương pháp giúp bạn đạt được mục tiêu tiếng Anh cho con.

Con đường mà mình đang hỗ trợ ba mẹ đi. Chắc chắn giúp ba mẹ tiết kiệm đến 90% thời gian. Có thể kể đến như.

  • Ba mẹ được tặng lộ trình mẫu cho các nhóm tuổi 0-2, 3-5, 6-10 tuổi. Được tặng kho tài liệu đa dạng. Đầy đủ và chi tiết. Từ file mềm đến video, hình ảnh. Audio và hướng dẫn sử dụng. Được phân loại rõ ràng (Trị giá lên đến hàng trăm $$$). 
  • Được đào tạo kiến thức sử dụng tài liệu, lộ trình. Được bổ sung kiến thức qua các buổi zoom hỗ trợ hàng tháng. 
  • Ba mẹ có một câu lạc bộ quy tụ những người cùng chí hướng, cùng thực hành, thảo luận. Chia sẻ kinh nghiệm và truyền động lực cho nhau.
  • Được mua sản phẩm/giáo cụ giá tốt. 
  • Được lan tỏa giá trị cho cộng đồng bằng cách tham gia vào nhóm Ba mẹ ưu tú của Mẹ Việt.

https://meviet.vn/khoa-hoc-tieng-anh-tai-nha-cho-con/

 

TRẺ HỌC TIẾNG ANH SONG NGỮ ĐÂU LÀ TỐT NHẤT

Giao tiếp và ngôn ngữ là kỹ năng quan trọng cần được xây dựng và thúc đẩy cho sự phát triển ban đầu của trẻ, đặc biệt ở trẻ trong độ tuổi mầm non. Đây là khoảng thời gian mà trẻ tiếp thu nhanh và tập phản xạ, bắt chước nhiều nhất. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh cứ đặt câu hỏi “Liệu có nên cho con trẻ tiếp xúc với tiếng anh từ sớm hay không? Hay nói một cách khác Có nên cho con học trường mầm non song ngữ ngay từ những năm đầu đi học?

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề chung này, mời Quý phụ huynh cùng đọc bài viết sau!

 

Lời khuyên nào dành cho bố mẹ khi chọn trường mầm non song ngữ cho con ngay từ sớm?

Trong giai đoạn từ 1-5 tuổi, bé phát triển về kỹ năng ngôn ngữ nhiều nhất. Có thể nói, bé học nhanh và nhạy gấp nhiều lần khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn lên 6. Vì thế, việc chọn đúng môi trường và định hướng đúng ngôn ngữ cho trẻ để phát triển là điều cần thiết.

Học tiếng anh song ngữ ngay từ nhỏ tại trường mầm non song ngữ hiện đang được đánh giá cao, vì nó giúp trẻ tiếp cận được cách học tiên tiến, chương trình học hiện đại và đồng thời, giúp bố mẹ nhanh chóng phát hiện được năng khiếu học ngoại ngữ của con mình. Và sau đây là những lý do thuyết phục bố mẹ nên chọn đầu tư cho con học trường song ngữ ngay từ nhỏ.

Tìm hiểu thêm : https://meviet.vn/hoc-tieng-anh-song-ngu-la-gi/

 

5 điều tuyệt vời khi cho trẻ học trường mầm non song ngữ mà bố mẹ nên biết

Bất cứ vấn đề liên quan đến việc giáo dục con đều là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Và việc học tiếng Anh từ nhỏ cũng vậy. Vậy học tiếng anh cho trẻ ở đâu là tốt nhất Một số ý kiến cho rằng cho con vào trường mầm non song ngữ để tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ làm rối loạn ngôn ngữ của con, số khác lại cho rằng việc ấy sẽ giúp con tư duy ngôn ngữ tốt hơn. Thực chất rằng, có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, việc việc cho trẻ mầm non học tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích cho cả mặt ngôn ngữ và phát triển cách tư duy của con.

Tìm hiểu thêm : https://meviet.vn/hoc-tieng-anh-cho-tre-em-o-dau-tot/

 

  • Thấu hiểu ngôn ngữ theo cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ: khi ở 6 năm đầu đời, khi được tiếp xúc với tiếng Anh, các con sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Cũng chính thời gian này, con sẽ học theo một cách tự nhiên nhất đó chính là nghe – nói – đọc – viết chứ không học viết trước như người lớn. Từ đó, mọi từ ngữ con ghi nhớ sẽ tốt hơn.
  • Phát âm và nghe chuẩn hơn: lứa tuổi mầm non là lứa tuổi bắt chước. Cho con học trường mầm non song ngữ để con được tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ, con sẽ bắt chước ngữ điệu và ngữ âm tương tự khi được nghe từ xung quanh hoặc người lớn. Do đó, kỹ năng giao tiếp của con cũng lưu loát hơn.
  • Não bộ phát triển, tư duy tốt hơn: có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc học ngoại ngữ từ nhỏ thực sự có những tác động tích cực đến não bộ con trẻ. Khi con học, dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, não của con sẽ có cơ hội “tập thể dục”, từ đó linh động và nhanh nhẹn hơn.
  • Kỹ năng giao tiếp phát triển tốt: khi học tiếng Anh ở trường mầm non song ngữ, các con sẽ được khuyến khích nói chuyện hoặc nêu lên ý kiến cá nhân bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, con cũng sẽ được trò chuyện với các bạn bằng tiếng Anh nên dần dần, kỹ năng giao tiếp của con được cải thiện và con sẽ tự tin hơn trước mọi người.
  • Tự tin khám phá mọi thứ: việc tiếp xúc và học tiếng Anh từ sớm sẽ giúp con phát triển nhanh về kỹ năng giao tiếp, giúp con tự tin hơn, dám bày tỏ ý kiến hơn trong mọi vấn đề. Và chính sự tự tin này sẽ kích thích trí tò mò, sáng tạo và học hỏi mọi thứ.

Tìm hiểu thêm tại : https://meviet.vn/roi-loan-ngon-ngu-o-tre/

 

Hướng Dẫn Bé Học Tiếng Anh Theo Chủ Đề

Về mặt khoa học, khi được 2 đến 3 tuổi là trẻ có khả năng tiếp thu được một ngoại ngữ mới, song song với tiếng mẹ đẻ… Do đó, nên cho trẻ học tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhưng phải đúng phương pháp.

Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ. Bởi vậy cũng không có vấn đề gì nếu cha mẹ muốn trẻ tiếp xúc với tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ.

Giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn tốt nhất để học ngoại ngữ, đây là giai đoạn mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Hầu hết các trẻ học tiếng Anh giai đoạn này đều có khả năng nói tiếng Anh như người bản ngữ.

Trẻ nhỏ học tiếng Anh như thế nào?

Trẻ nhỏ là những người tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên. Khác với người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói bằng tiếng Anh thật là khó chứ với trẻ thì không như vậy.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/hoc-tieng-anh-cho-tre-em/

Ích lợi của việc bắt đầu học tiếng Anh từ sớm

Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.

Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên các em sẽ tìm ra ý nghĩa của hoạt động đó rồi tìm ra nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/nhung-tro-choi-giup-tre-hoc-tieng-anh-tai-nha-hieu-qua/

 

Những em có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự suốt cuộc đời các em khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.

Dường như những trẻ nhỏ tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cái cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm, có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn. Khi những đứa trẻ mới chỉ biết nói một thứ tiếng đến tuổi dậy thì và có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tùy thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.

Các cách dạy tiếng anh cho bé : Hướng Dẫn Bé Học Tiếng Anh Theo Chủ Đề

 

Thai giáo là gì?
Thai giáo là một phương pháp quan trọng kích thích sự phát triển các tiềm năng về thể lực và trí tuệ của trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ.

Thai giáo được bố mẹ áp dụng nhằm tạo ra một môi trường trong và ngoài cơ thể mẹ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi
Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có sự phát triển về thể chất và tinh thần. Tạo mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi
Trang bị những kiến thức trong việc nuôi và dạy thai nhi, làm cơ sở khai mở và tạo tiền đề cho giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Không có mốc thời gian quy định nên thực hiện thai giáo khi nào. Bố mẹ nên dựa vào các cột mốc phát triển của em bé về: Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác, vị giác,... để lựa chọn phương pháp thai giáo phù hợp.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/kieng-ky-khi-mang-thai/


Các phương pháp thai giáo
Thai giáo gián tiếp: Là phương pháp thai giáo mà bố mẹ cần thực hiện một số tác động về mặt dinh dưỡng, tinh thần, đặc biệt cần tránh những kích thích không tốt đến người mẹ.
Thai giáo trực tiếp: Là phương pháp thai giáo mà ở đó bố mẹ sử dụng những thông tin bên ngoài trực tiếp tác động lên thai nhi, khiến thai nhi vui vẻ, hưng phấn qua đó kích thích sự phát triển tinh thần của thai nhi

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/thai-giao-cho-be/


Lợi ích từ việc thai giáo cho bé

  • Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 
  • Em bé được thai giáo đúng cách sẽ thông minh hơn, chỉ số IQ tăng lên nhờ có bố mẹ giúp phát triển nhận thức sớm.
  • Thai giáo giúp trẻ phản xạ tốt hơn
  • Thai giáo làm tăng chỉ số cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau này
  • Thai giáo là con đường gắn kết tình thân giữa bố mẹ và thai nhi
  • Tránh trầm cảm cho mẹ bầu

Thai giáo được thực hiện như nào?

  • Thính giác

Bố mẹ có thể thai giáo trẻ thông qua thính giác bằng các câu chuyện kể, nói chuyện, nhạc cổ điển, câu hò, câu hát,... Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp trẻ phát triển thính giác.
Đồng thời, âm nhạc có thể tác dụng nhất định đến trí thông minh của trẻ nhỏ, tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi. Tuy vậy, mẹ bầu cần hạn chế hoặc tránh xa hoàn toàn các âm thanh mạnh, chói tai, cường độ mạnh.
Hệ thống truyền âm thanh của tai hoàn chỉnh vào tuần thứ 24-25 của thai kỳ. Do vậy, đây là thời gian thích hợp để bố mẹ phát triển thính giác cho trẻ.

Tham khảo thêm đồ chơi cho bé tại : https://meviet.vn/do-choi-cho-tre-cham-noi/

 

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?” luôn mà mối quan tâm của những chị em khi lần đầu làm mẹ. 

Tham khảo thêm: Lịch khám thai định kỳ cho mẹ bầu

Những chất dinh dưỡng cần bổ sung 3 tháng đầu thai kỳ

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu cần bổ sung những dưỡng chất sau để giúp thai nhi hình thành và phát triển tốt:

  • Axit folic: Giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung loại axit này qua các loại thực phẩm như rau màu xanh đậm, thịt gia cầm, các loại ngũ cốc,...
  • Protein: Sẽ đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của mô bào thai. Ngoài ra, chất này còn giúp tăng trưởng mô vú và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì vậy, trong giai đoạn này, các chị em cần khoảng 85 - 90 gram protein mỗi ngày.
  • Sắt: Mẹ bầu cần được cung cấp 36 - 40 mg sắt/ ngày để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần có trong thực đơn dinh dưỡng gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,...
  • Vitamin A: Bà bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A trong một ngày để hỗ trợ phát triển thị lực cho nhi. 
  • Canxi và vitamin D: Là những chất rất quan trọng trong quá trình phát triển xương khớp của trẻ.
  • Vitamin C: Có tác dụng tạo ra một màn bảo vệ vững chắc cho bà bầu khỏi những vi khuẩn gây hại vào thời gian đầu thai kỳ.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/kich-thich-thi-giac-cho-tre/

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Sau đây là một số loại thực phẩm cần có trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thang tháng đầu:

  • Súp lơ: Súp lơ là loại rau có màu xanh thẫm chứa rất nhiều axit folic và sắt sẽ giúp bổ sung máu và ngăn ngừa dị tật ngay từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ.
  • Trứng gà: Lòng đỏ trứng gà không những là nguồn cung cấp protein dồi dào mà còn là một trong số ít những thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn từ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần để cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.
  • Cá hồi: Cá hồi được xem như là một thực phẩm an toàn trong suốt quá trình mang thai của bà bầu. Đồng thời, trong loại cá này còn chứa nhiều omega 3 giúp hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
  • Sữa chua: Ngoài vitamin D và canxi thì trong sữa chua còn có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Những vi khuẩn có lợi này sẽ ngăn ngừa được triệu chứng táo bón thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai.
  • Đậu phụ: Mặc dù, thường xuyên ăn đậu phụ là cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể nhưng các mẹ bầu nên mua học cách làm hoặc mua những chỗ bán uy tín để tránh ăn quá nhiều thạch cao trong loại thực phẩm này.
  • Thịt đỏ: Sẽ cung cấp nhiều chất sắt rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống hoặc tái vì như vậy sẽ rất nguy hiểm.
  • Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau có chứa hàm lượng axit folic cao, vì vậy, nếu như muốn đổi khẩu vị, bà cầu có thể lựa chọn thực phẩm này thay cho súp lơ nhé!

Hoa quả tốt cho phụ nữ 3 tháng đầu

  • Quả lựu: Lựu giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng rạn da trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có hàm lượng chất chống oxy hóa vượt trội và cung cấp một lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ dưỡng da cho bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo là chỉ nên ăn tối đa một quả lựu/ ngày.
  • Nho: Quả nho có chứa lượng axit folic đủ cung cấp cho nhu cầu thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Ngoài ra, loại hoa quả này có chứa 85% là nước nên việc ăn nho khi mang thai cũng là cách bổ sung chất lỏng tự nhiên cho cơ thể.
  • Đu đủ chín: Trong đu đủ chín có chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt, magie và không có nhiều tinh bột, do đó, nó giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
  • Chuối chín: Chuối là một loại trái cây được các bác sĩ khuyên dùng trong thời gian đầu của thai kỳ, bởi nó sẽ giúp cho bà bầu hạn chế được sự khó chịu khi ốm nghén. Mặt khác, lượng Kali có trong loại hoa quả này sẽ giúp hạn chế tình trạng phù nề khi mang thai.
  • Táo: Theo nghiên cứu cho thấy rằng táo có chứa lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với cam và rất giàu chất xơ. Vì vậy, nếu trong giai đoạn đầu thai kỳ, các chị em ăn táo sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hen suyễn và dị ứng ở trẻ sau sinh.
  • Xoài chín: Xoài chín là nguồn bổ sung vitamin A và C tuyệt vời cho phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Loại trái cây này sẽ giúp các mẹ bầu tạo ra một màng bảo vệ vững chắc khỏi những vi khuẩn gây hại.
  • Kiwi: Hàm lượng axit folic trong kiwi giúp cho thai nhi tránh khỏi nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh. Thêm vào đó, việc mẹ bầu ăn quả kiwi hàng ngày sẽ làm giảm khả năng mắc các bệnh hen suyễn cho trẻ khi chào đời.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/phat-trien-ngon-ngu-cho-tre/

Một số lưu ý về thực đơn dinh dưỡng trong giai đoạn đầu thai kỳ

3 tháng đầu thai kỳ là một thời điểm hết sức quan trọng, bởi sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra những biểu hiện bất thường trong tâm trạng và thể chất. Chính vì thế, các mẹ cần phải xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thai kỳ hợp lý.

 

Vậy phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì thì tốt cho con? Bạn nên ăn những thực phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và có một chế độ ăn uống đều độ. Ngoài ra, bạn cần bổ sung trái cây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày và điều quan trọng phải nhớ là uống đủ nước. 

 

Bên cạnh đó, đối với bất kỳ loại thực phẩm nào mà mẹ không biết rõ về lợi ích mà nó mang lại thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Mẹ ăn gì để con sinh ra thông minh

Câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn gì để con thông minh thực ra khá đơn giản, bởi bạn chỉ cần bổ sung các loại thực phẩm như trứng, cá, hạt… Đây đều là những món ăn dễ tìm nhưng lại mang đến hiệu quả cao.

Bà bầu ăn gì để con thông minh? Câu hỏi không khó để trả lời. Thật vậy, trong thai kỳ, những món bạn ăn đều góp phần vào sự phát triển nhận thức của bé ngay từ khi vẫn còn trong bụng mẹ. Nếu bạn nạp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho não bộ, bé sinh ra sẽ thông minh hơn, gặp ít khó khăn trong học tập và không phải đối mặt với các rối loạn học tập như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và chứng giảm chú ý (ADD).

Ngoài ra, sự sáng dạ cũng giúp trẻ nhanh tiếp thu cả trong hay ngoài lớp học. Một em bé thông minh chẳng những thành công trong cuộc sống mà còn đạt được nhiều điều hơn thế nữa. Vậy bà bầu ăn gì để con thông minh cũng như tạo nên điều kỳ diệu này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bà bầu ăn gì để con thông minh?

Một số lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn gì để con thông minh gồm:

1. Cá béo và hàu tốt cho sự thông minh của thai nhi

Axit béo omega-3 không thể vắng mặt trong quá trình phát triển trí não của bé. Do đó, nếu đang tự hỏi bà bầu ăn gì để con thông minh, hãy nghĩ ngay đến cá, đặc biệt là những loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích… Đặt mục tiêu ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần hoặc nhiều hơn.

Một gợi ý khác dành cho bạn đối với thắc mắc bà bầu ăn gì để con thông minh là hàu, thực phẩm này rất giàu iốt, kẽm và sắt cũng như omega-3. Ngoài ra, mẹ bầu nên lưu ý về việc phụ nữ mang thai có nồng độ iốt thấp có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của bé. Vì vậy, bạn nên cân nhắc bổ sung hàu vào thực đơn hàng tuần để tránh hệ quả không hay này.

Đọc thêm bài viết : Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ

 

2. Bà bầu ăn gì để con thông minh? Hãy chọn rau lá xanh

Ăn trái cây và rau có màu xanh là điều cần thiết bởi những thực phẩm này rất giàu axit folic, dưỡng chất đóng vai trò thiết yếu nhằm bảo vệ bé yêu khỏi những tổn thương ở mô. Hãy chắc chắn rằng bạn đã vệ sinh sạch sẽ thực phẩm trước khi sử dụng để tránh vi khuẩn còn sót lại.

Thêm vào đó, axit folic trong rau quả được đánh giá cao trong khả năng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, loại bỏ tình trạng sứt môi và các khuyết tật tim khác nhau ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cũng sẽ giảm nguy cơ mắc phải chứng tiền sản giật nếu bổ sung thực phẩm giàu axit folic một cách đều đặn.

Đọc thêm bài viết : Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu – Lưu Ý Quan Trọng Mẹ Bầu Phải Biết

 

3. Quả việt quất

Quả việt quất nằm trong danh sách trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn gì để con thông minh sáng dạ. Đây là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, sẽ hỗ trợ sự phát triển nhận thức của bé yêu trong bụng. Các lựa chọn thay thế khác cho quả việt quất bao gồm dâu tây, quả mâm xôi, cà chua, đậu và Tìm hiểu thêm : Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Dùng Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Từ A-Z

 

4. Ăn gì để sinh con thông minh? Hãy chọn trứng

Trứng chứa nhiều protein và ít calorie, đặc biệt là với trứng luộc. Loại thực phẩm này sở hữu một loại axit amin gọi là choline đã được chứng minh về khả năng hỗ trợ phát triển trí não và tăng cường trí nhớ cho thiên thần nhỏ trong tương lai.

Ngoài ra, mẹ bầu hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm từ trứng chưa tiệt trùng hoặc nấu chín bởi vi khuẩn vẫn có thể ẩn nấp, khiến bạn mắc phải các bệnh không hay.

5. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa chất béo lành mạnh, magiê, vitamin E và protein. Thêm vào đó, hợp chất omega-3, vốn được biết đến với vai trò tăng cường trí não được tìm thấy rất nhiều trong hạnh nhân. Vì vậy, một nắm nhỏ hạnh nhân mỗi ngày là câu trả lời hợp lý cho băn khoăn bà bầu ăn gì để con thông minh.

Mặt khác, nếu không thích hạnh nhân, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang các loại hạt khác, chẳng hạn như quả óc chó, đậu phộng… để đem đến lợi ích mong muốn.

6. Sữa chua Hy Lạp

Thực phẩm giàu protein rất cần thiết giúp hình thành các tế bào thần kinh khỏe mạnh, từ đó giúp thai nhi phát triển nhận thức. Các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn và protein chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp là một món ăn tuyệt vời đáp ứng được các yêu cầu trên. Sữa chua này còn bổ sung canxi, hỗ trợ sự phát triển xương của thiên thần nhỏ.

Các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên mẹ bầu nên dùng sữa chua Hy Lạp như món ăn vặt vì nó chứa đủ hàm lượng iốt trong đó, có thể ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân.

7. Muốn con thông minh sáng dạ, hãy chọn phô mai

Vitamin D đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai có lượng vitamin D thấp có thể sinh ra những em bé có chỉ số IQ thấp. Nếu bạn muốn con thông minh sáng dạ với trí óc nhanh nhạy, hãy suy nghĩ đến việc thêm pho mát vào chế độ ăn nhé.

8. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm, một khoáng chất nổi tiếng thúc đẩy sự phát triển phù hợp cho cấu trúc não cũng như hỗ trợ khả năng xử lý nhận thức thông tin từ khi bé yêu còn trong bụng mẹ. Nếu bạn đang tìm đến các món ăn vặt lành mạnh cho những lúc buồn miệng cũng như ăn gì để cọn thông minh, hãy thử hạt bí ngô nhé.

9. Các loại đậu

Cơ thể mẹ bầu cần sắt để vận chuyển oxy đến các tế bào thần kinh trong não bé. Bên cạnh thịt và hải sản, các loại đậu cũng chứa một lượng chất sắt dồi dào. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai được khuyến khích nên tăng cường món ăn này vào trong chế độ ăn uống.

Những thực phẩm giàu chất sắt khác đáng để thêm vào chế độ ăn uống của bạn là rau chân vịt, quả sung, thịt gà và nho khô. Ăn nho khô với tỷ lệ vừa phải cũng giúp hỗ trợ đường huyết nằm trong tầm kiểm soát.

10. Bà bầu ăn gì để con thông minh? Nên ưu tiên sữa

Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhận thức tổng thể của bé. Khi uống sữa, bạn sẽ hỗ trợ phát triển toàn diện các chức năng nhận thức của não bộ ở trẻ trước khi sinh. Có nhiều loại sữa cho bà bầu từ sữa gạo, sữa bò đến sữa bột mà bạn có thể lựa chọn.

Các mẹo nhỏ để trẻ sơ sinh thông minh

Dù đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn gì để con thông minh, bạn vẫn có thể giúp trẻ sơ sinh phát triển trí tuệ bằng những cách sau đây:

Tránh ngộ độc thủy ngân

Bên cạnh các loại hải sản như cá ngừ, cá hồi, hàu…, có những món cá mẹ bầu nên hạn chế ăn. Đó là cá kiếm, cá mập, cá thu vua… bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân khá cao, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Để ăn cá an toàn, mời bạn đọc thêm bài viết Không phải loại cá nào mẹ bầu cũng ăn được.

Lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh có ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Do vậy, Hello Bacsi gợi ý mẹ bầu nên:

  • Giữ cân nặng ở mức ổn định
  • Không sử dụng thức uống có cồn như rượu bia
  • Vận động thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ sau mỗi bữa ăn.

Chú ý đến tuyến giáp

Một số phụ nữ sẽ phát triển các vấn đề về tuyến giáp khi mang thai lần đầu và điều này phải được điều trị. Nồng độ hormone tuyến giáp không ổn định đều có khả năng gây hại cho thai nhi. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp liên quan đến chỉ số IQ thấp sau khi bé ra đời. Bạn có thể giữ tuyến giáp hoạt động tốt bằng cách tiêu thụ khoảng 220mcg iốt mỗi ngày.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Cách dạy con đúng cách tại nhà

Có những đứa trẻ ở nhà? Nếu bạn cảm thấy hơi mất kiểm soát và cần được hướng dẫn thêm, bạn không đơn độc.

Tuy nhiên, giữa tất cả những tai nạn ngồi bô, thức dậy vào sáng sớm, đánh đàn của anh chị em, và chờ đợi ở trường mầm non, hãy thành thật mà nói - bạn có thể chỉ còn ít năng lượng để đọc những cuốn sách nuôi dạy con đầy lời khuyên.

Đồng thời, chánh niệm là tất cả những gì đáng chú ý và một số người đang kết hợp nó vào triết lý nuôi dạy con cái của họ. Chiến lược hữu ích này có thể không phải là một ý tưởng tồi - vì vậy chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một bản tóm tắt ngắn gọn về cách nuôi dạy con cái có ý thức và lý do tại sao bạn nên dành thêm một chút thời gian để thở vào lần tới khi bạn đối mặt với một tình huống khó chịu hơn.

Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cha mẹ một cách lưu tâm

Tự nó, chánh niệm là một thực hành sống trong khoảnh khắc. Nó có nghĩa là bạn nhận thức được bạn đang ở đâu trên thế giới, bạn đang nghĩ gì và bạn đang cảm thấy như thế nào từ trong ra ngoài.

Không chỉ vậy, chánh niệm còn là để nhìn ra thế giới - thế giới của bạn - với ít phán xét hơn và chấp nhận nhiều hơn. Ý tưởng đưa nhận thức đến thời điểm hiện tại là cốt lõi của thiền định Phật giáo, và nó đã được thực hành và nghiên cứu trong nhiều thế kỷ.

Ý tưởng về việc nuôi dạy con cái có ý thức đã có từ đó1997Nguồn đáng tin cậy. Về bản chất, nó áp dụng các nguyên tắc của chánh niệm cho nhiều tình huống trong gia đình của bạn mà đôi khi bạn có thể cảm thấy hơi điên rồ.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/cach-dung-vitamin-d3-cho-tre-so-sinh/

Mục tiêu của việc đưa chánh niệm vào việc nuôi dạy con cái là phản ứng một cách chu đáo với các hành vi hoặc hành động của con bạn thay vì phản ứng đơn giản. Bạn làm việc để có được sự chấp nhận đối với con bạn và ngược lại, đối với chính bạn. Nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn theo cách này có thể giúp củng cố mối quan hệ của bạn và dẫn đến những lợi ích khác.

Điều này không có nghĩa là trở thành một bậc cha mẹ có tâm luôn có nghĩa là luôn suy nghĩ tích cực.

Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một bí mật nhỏ - việc nuôi dạy con cái sẽ không bao giờ là tất cả ánh nắng mặt trời và nụ cười và trẻ em ăn những gì bạn đã cố định cho bữa tối mà không phàn nàn.

Thay vào đó, đó là việc thực sự tham gia vào khoảnh khắc hiện tại và không để cảm xúc hoặc tổn thương từ quá khứ hoặc tương lai tô màu cho trải nghiệm của bạn hoặc - quan trọng hơn - phản ứng của bạn . Bạn vẫn có thể phản ứng với sự tức giận hoặc thất vọng, nhưng đó là từ một nơi có nhiều thông tin hơn là một nơi hoàn toàn tự động.

Đọc thêm bài viết tại : https://meviet.vn/tre-3-tuoi-cham-noi/

Các yếu tố chính của việc nuôi dạy con cái có ý thức

Phần lớn những gì bạn có thể tìm thấy được viết về cách nuôi dạy con cái có ý thức tập trung vào ba phẩm chất chính:

  • nhận thức và chú ý đến thời điểm hiện tại
  • sự cố ý và hiểu biết về hành vi
  • thái độ - không phán xét, từ bi, chấp nhận - đáp lại

Tất cả điều này nghe có vẻ tốt, nhưng chính xác thì nó có nghĩa là gì?

Để chia nhỏ hơn nữa, hầu hết các ý tưởng về nuôi dạy con cái có ý thức đều liên quan đến những kỹ năngNguồn đáng tin cậy:

  • Đang lắng nghe. Điều này có nghĩa là bạn thực sự lắng nghe và quan sát với toàn bộ sự chú ý. Điều này có thể đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và thực hành. Và lắng nghe mở rộng ra môi trường. Thu nhận mọi thứ - cảnh sắc, mùi vị, âm thanh - xung quanh bạn và con bạn.
  • Sự chấp nhận không phán xét. Nó tiếp cận tình huống mà không phán xét cảm xúc của bạn hoặc cảm xúc của con bạn. Những gì đơn giản  . Không phán xét cũng liên quan đến việc bỏ qua những kỳ vọng không thực tế về con bạn. Và, cuối cùng, chính sự chấp nhận “cái gì là” này mới là mục tiêu.
  • Nhận thức về cảm xúc. Nâng cao nhận thức về các tương tác nuôi dạy con cái trải dài từ cha mẹ đến con cái và ngược lại. Mô hình hóa nhận thức về cảm xúc là chìa khóa để dạy con bạn làm điều tương tự. Luôn có những cảm xúc ảnh hưởng đến các tình huống, cho dù chúng được hình thành từ lâu hay thoáng qua.
  • Tự điều chỉnh. Điều này có nghĩa là không để cảm xúc của bạn kích hoạt phản ứng tức thì, như la hét hoặc các hành vi tự động khác. Tóm lại: Đó là suy nghĩ trước khi hành động để tránh phản ứng thái quá.
  • Thương hại. Một lần nữa, bạn có thể không đồng ý với hành động hoặc suy nghĩ của con mình, nhưng việc nuôi dạy con cái có tâm sẽ khuyến khích cha mẹ có lòng trắc ẩn. Điều này liên quan đến sự đồng cảm và thấu hiểu đối với vị trí của trẻ trong thời điểm này. Lòng nhân ái cũng mở rộng đối với cha mẹ, vì cuối cùng sẽ ít tự trách bản thân hơn nếu tình huống không diễn ra như bạn mong đợi.

Tìm hiểu thêm tại : https://meviet.vn/qua-day-thang/

Những quà sinh nhật cho bé 2-6 tuổi

Sắp đến sinh nhật của bé yêu rồi, ba mẹ sẽ dành tặng cho con món quà bất ngờ nào đây? Ưu tiên hàng đầu của hầu hết ba mẹ vẫn là lựa chọn đồ chơi làm quà tặng cho con. Vì thế, mình sẽ gợi ý ba mẹ những món vừa chơi vui vừa tốt cho sự phát triển của con. Ngoài ra, ba mẹ còn có thể chọn sách hay những vật dụng hàng ngày làm quà tặng. Ba mẹ cùng tham khảo và chọn quà sinh nhật ý nghĩa nhất nhé!

Búp Bê – Các Con Thú – Các Loại Xe

Bé 0-3 tuổi có hứng thú đặc biệt với các con thú rừng xanh, vật nuôi đồ chơi. Món đồ chơi giúp con nhận biết các con vật. Con sẽ thích giả làm các con vật gầm gừ, gáy ò ó o, kêu meo meo. Hay đơn giản là chơi trò xếp con vật thành một hàng dài ngay ngắn. 

Link đặt đồ chơi động vật bằng nhựa cho bé Tại Đây.

Quà sinh nhật cho các bé gái 2 tuổi mẹ có thể chọn búp bê hay thú nhồi bông. Đây không chỉ là món đồ chơi mà còn là một người bạn. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng con chơi trò đóng vai, diễn kịch và có thể là cùng con đi học nữa đấy. Búp bê và thú bông luôn là những món đồ chơi bé gái yêu thích nhất. 

Ở độ tuổi này phù hợp cho bé sẽ là những búp bê có kích thước vừa cho bé ôm. Búp bê Barbie với việc thay trang phục, chải chuốt là chưa cần thiết cho bé. Thú bông cũng vậy, mẹ lưu ý chọn loại có chất liệu an toàn cho bé, hạn chế các chi tiết nhỏ. Và nên ưu tiên đồ chơi có thể giặt được.

Quà sinh nhật cho bé trai 2 tuổi mẹ có thể tặng con bộ sưu tập xe đồ chơi. Cụ thể là bộ sưu tập xe ô tô hay bộ xe cảnh sát, cứu hỏa, cứu thương, xe rác,… Con sẽ tròn xoe mắt thích thú và say mê chơi cả ngày không chán đấy. Xe bằng nhựa có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, kích thước. Mẹ nên chọn loại xe lên dây cót thay vì chạy bằng pin (pin nguy hiểm cho trẻ). An toàn hơn nữa là các loại xe làm từ chất liệu gỗ mẹ nhé! 

Tham khảo thêm bài viết

https://meviet.vn/qua-sinh-nhat-cho-be-2-tuoi/

Quà Sinh Nhật Cho Bé 4-5-6 Tuổi Theo Sở Thích

Món đồ chơi mà con thường nhiệt tình kể mẹ nghe hẳn phải là con khao khát sở hữu lắm. Quà sinh nhật cho bé là đồ chơi đúng sở thích sẽ khiến con nhảy cẫng lên vì sung sướng đấy.

Quà sinh nhật cho bé gái 4 tuổi trở lên có thể là Ngựa Pony, Búp bê, các loại gấu bông, Các bé trai thì luôn cuồng nhiệt với các bộ lắp ráp siêu xe biến hình, máy bay, tên lửa,… Hoặc là những nhân vật trong các bộ phim bom tấn như Thor, Iron Man, Hulk, Spider Man. Con sẽ tha hồ chìm đắm trong thế giới vũ trụ tưởng tượng với một bộ sưu tập các nhân vật này. Chơi với các nhân vật yêu thích sẽ giúp con phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo phong phú. Đồ chơi cho bé trai ba mẹ tham khảo nhiều mẫu đẹp TẠI ĐÂY.

Xe Đạp, Xe Scooter, Giày Trượt Patin

Vận động thường xuyên giúp trẻ tăng cường trao đổi chất, ăn ngon, ngủ ngon, phát triển triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu không vận động thường xuyên, trẻ có nguy cơ bị béo phì, biếng ăn, đề kháng kém,… Vì thế quà tặng sinh nhật cho bé 4-6 tuổi như xe đạp, xe scooter, giày patin là cực kỳ hữu ích cho trẻ.

Xe đạp nên chọn loại bốn bánh với 2 bánh phụ nhỏ 2 bên. Loại xe này vừa giữ thăng bằng tốt cho con, vừa tiện sử dụng khi con lớn. Trẻ đã biết đi thành thạo chỉ cần tháo 2 bánh phụ ra là thành xe đạp bình thường.

Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/qua-sinh-nhat-cho-be-5-tuoi/

https://meviet.vn/tre-cham-noi-co-kem-thong-minh/

Tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ

Và ba mẹ cần làm thế nào để trẻ được “giáo dục sớm” một cách tốt nhất và hiệu quả nhất?

Từ 0 đến 8 tuổi được xem là giai đoạn trẻ có năng lực hấp thụ kiến thức mạnh mẽ. Những kiến thức khi được tiếp nhận thời gian này sẽ được ghi nhớ vào tiềm thức của trẻ một cách nguyên vẹn; theo thời gian những kiến thức này sẽ trở thành khả năng vận hành năng lực suy nghĩ, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo. Cũng chính vì vậy mà giáo dục sớm ra đời để góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện cho bé.

Vậy giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm không phải là nhồi nhét kiến thức cho trẻ, ép trẻ học chữ, học toán từ sớm để trẻ thông minh mà đặt trẻ vào môi trường thực nghiệm, năng động, với sự hỗ trợ của giáo viên thông qua các bài học thú vị, trò chơi vui nhộn giúp các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ và làm tiền đề cho sự học hỏi, tư duy và sáng tạo của trẻ sau này.

 

Bên cạnh đó, giáo dục sớm không phải là phương pháp mang tính bó buộc chỉ mong con trở thành thiên tài mà chỉ giúp trẻ phát triển tối đa những tố chất và tài năng tiềm ẩn của trẻ cũng vì vậy mà tuổi càng ít, bé sẽ dễ trau dồi và phát triển toàn diện hơn.

Đọc chi tiết tại bài viết https://meviet.vn/giao-duc-som-la-gi/

 

Giáo dục sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục sớm có tác động rất tích cực đến giáo dục tổng thể của một con người. Khi áp dụng các phương pháp giáo dục sớm, lợi ích đầu tiên ba mẹ có thể thấy được ở trẻ đó là sự thay đổi trong cách trẻ ứng xử với môi trường xung quanh. Trẻ trở nên tự tin hơn mỗi khi tiếp xúc với môi trường mới, linh hoạt hơn, không còn e dè, nhút nhát, biết bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng và bộc lộ khả năng của bản thân ở một số lĩnh vực nhất định. Không những thế, trẻ khi được giáo dục sớm còn phát triển kỹ năng đọc tốt hơn, lượng từ vựng phong phú hơn và những kỹ năng toán học cơ bản tốt hơn những trẻ không tham gia phương pháp này.

 

Làm thế nào để trẻ nhận được 1 nền giáo dục sớm tốt nhất?

Việc chú ý đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau là rất quan trọng. Việc nhồi nhét kiến thức cho trẻ là điều không nên bởi điều đó gây áp lực và khiến trẻ sợ học. Chính vì thế, tạo môi trường cho trẻ được học mà chơi, chơi mà học để trải nghiệm những kiến thức mới, tự rút ra bài học cho bản thân, thích thú với sự khám phá, kích thích sự tò mò tìm tòi và học hỏi là cách mang giáo dục sớm đến với trẻ. Mọi sự cố gắng của giáo dục sớm, các chương trình kỹ năng sống đều với mục tiêu giúp trẻ nắm bắt được cơ hội để phát triển những năm đầu đời.

Tìm hiểu thêm tại https://meviet.vn/giao-duc-som/

trẻ bị mất ngủ phải làm sao

Nhiều trẻ sơ sinh khó ngủ, mỗi lần ngủ đều ru mãi mà con vẫn tỉnh như sáo. Hay con gắt ngủ mà không ngủ được nên quấy khóc làm mẹ rất mệt mỏi và căng thẳng. Trẻ khó ngủ thường đi ngủ trễ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mẹ hãy thử ngay 6 cách giúp bé ngủ ngon dưới đây để cải thiện giấc ngủ cho bé nhé!

https://meviet.vn/tre-so-sinh-kho-ngu/

Trong những tuần tuổi đầu tiên, bên cạnh chuyện bú mẹ thì làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc là điều các mẹ quan tâm nhất. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Trẻ chưa quen với môi trường mới thường ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong vài giờ. Khiến mẹ rất stress và mệt mỏi. Các mẹ hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc nhé! 

https://meviet.vn/lam-the-nao-de-tre-so-sinh-ngu-sau-giac/

dấu hiệu trẻ chậm nói 

Dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi chậm nói

– Trẻ chưa nói nổi 15 từ, hoặc không thể nói các câu đơn giản gồm 2 từ.

– Trẻ không thể thực hiện một cuộc nói chuyện đơn giản.

– Trẻ không dùng lời nói để giao tiếp với mọi người, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.

– Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.

– Trẻ không hiểu những câu hỏi đơn giản hoặc lời chỉ dẫn.

– Trẻ không thể ghép 2 từ với nhau.

– Trẻ không thể chỉ vào bức tranh  mà bạn gọi tên.

– Trẻ không biết công dụng của những đồ vật có trong nhà như: khăn để rửa mặt, bàn chải để đánh răng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi chậm nói.

Nguyên nhân trẻ 2 tuổi chậm nói

Để có thể giúp trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn này, thì việc biết rõ nguyên nhân khiến trẻ chậm nói sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói.

Chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển là trẻ có các chỉ số phát triển ở mức thấp hơn so với mốc phát triển thông thường hoặc phát triển chậm hơn trẻ cùng lứa tuổi. Cha mẹ có thể phát hiện trẻ chậm phát triển ở một số khía cạnh như:

– Trẻ chậm nói, khả năng tiếp nhận thông tin, quá trình hiểu và thể hiện ngôn ngữ để giao tiếp kém.

– Trẻ gặp khó khăn trong các cử động như đi lại, cầm nắm…

Vấn đề về thính lực

Nếu trẻ gặp các vấn đề về thính giác có thể ảnh hưởng khả năng nói của trẻ. Khi trẻ mất thính lực sẽ gặp phải khó khăn trong việc hiểu lời nói và ngôn ngữ của những người xung quanh mình. Đồng thời, việc này còn ảnh hưởng đến khả năng hiểu và nắm bắt các từ thấp, trẻ không thể bắt chước các từ và nói đúng hoặc nói trôi chảy. Vì vậy, khi trẻ 2 tuổi chậm nói cần được kiểm tra thính lực để xác định rõ nguyên nhân.

Một số bệnh lý như viêm tai giữa, đặc biệt là viêm tai giữa mãn tính có thể ảnh hưởng đến vấn đề thính giác.

Đọc thêm bài viết tại https://meviet.vn/tre-2-tuoi-cham-noi/

 

Kinh Nghiệm Áp Dụng Thành Công Phương Pháp Glenn Doman Cho Trẻ

Quá trình tư vấn nuôi dạy con, mình nhận thấy các ba mẹ rất quan tâm đến giáo dục sớm. Một trong các phương pháp Giáo dục sớm được ba mẹ Việt áp dụng phổ biến nhất là Glenn Doman. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ba mẹ chưa hiểu rõ về phương pháp này. Và thường đặt câu hỏi: phương pháp Glenn Doman có tốt không? Có nên dạy con theo phương pháp này không? Áp dụng phương pháp Glenn Doman như thế nào cho hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Phương Pháp Glenn Doman Có Tốt Không

Để đánh giá một phương pháp tốt hay không, ba mẹ cần xét tổng thể các yếu tố:

Đầu tiên là ba mẹ đã thực sự hiểu về phương pháp đó chưa? 

Tiếp đến là những kỳ vọng ba mẹ mong muốn đạt được là gì? Có phù hợp với những lợi ích mà phương pháp mang lại hay không?

Nếu kỳ vọng một kiểu mà lựa chọn phương pháp một kiểu khác, chắc chắn sau một thời gian, câu trả lời của ba mẹ sẽ là phương pháp đó không tốt. Đúng không nào!!! 

https://meviet.vn/phuong-phap-glenn-doman-co-tot-khong/

Quá trình đồng hành cùng các mẹ dạy con Glenn Doman tại nhà, Mẹ Việt nhận thấy, ban đầu hầu hết các bé đều rất hào hứng với trò chơi tráo thẻ. Tuy nhiên sau đó vì một vài lý do mà con dần mất hứng thú. Hôm nay, Mẹ Việt sẽ tiếp tục chia sẻ với các mẹ về kinh nghiệm áp dụng thành công phương pháp Glenn Doman cho trẻ. Đây là những kinh nghiệm các mẹ trong team Mẹ Việt đã đúc kết trong quá trình thực tiễn áp dụng dạy Glenn Doman cho các con. Các mẹ áp dụng những kinh nghiệm này sẽ giúp con nhanh chóng say mê xem mẹ tráo thẻ nhé!

https://meviet.vn/kinh-nghiem-ap-dung-thanh-cong-phuong-phap-glenn-doman/

Nghe truyện, đọc sách rất có ích cho sự phát triển trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Tuy nhiên, sẽ như thế nào nếu lịch trình bận rộn, ba mẹ khó sắp xếp thời gian đọc truyện cho con? Team Mẹ Việt sẽ giới thiệu đến ba mẹ VMonkey – ứng dụng đọc truyện tương tác tiếng Việt. Công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đọc truyện cho con nghe những lúc ba mẹ bận rộn. Hãy cùng xem VMonkey đã trở thành người bạn thân thiết với các bạn nhỏ như thế nào? Và vì sao VMonkey cho bé được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn nhé.

https://meviet.vn/vmonkey-cho-be/

 

Các lợi ích của massage cho bé

Ba mẹ đã nghe khá nhiều về lợi ích của massage cho trẻ sơ sinh. Tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh tốt như thế nào? Mà các nhà khoa học, các chuyên gia y tế đều khuyên ba mẹ nên thực hiện cho con hàng ngày. Ba mẹ hãy cùng Mẹ Việt team tìm hiểu trong bài viết này nhé!

https://meviet.vn/tac-dung-cua-massage-cho-tre-so-sinh/

Các dịch vụ massage cho trẻ sơ sinh không còn quá mới lạ trên thị trường hiện nay. Và nếu ba mẹ tìm kiếm trên mạng thì cũng có hàng nghìn từ khóa liên quan massage cho bé. Vậy thực sự có nên massage cho trẻ sơ sinh hay không? Ba mẹ sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết sau nhé!

https://meviet.vn/co-nen-massage-cho-tre-so-sinh/

Massage là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Trong quá trình tư vấn cho ba mẹ, mình nhận được rất nhiều câu hỏi như: Em có thể xem video hướng dẫn trên mạng để học cách massage cho bé sơ sinh được không? Với tư cách là thành viên của Hiệp Hội Massage Sơ Sinh Quốc Tế IAIM mình xin trả lời rằng: Ba Mẹ tuyệt đối không nên tự massage cho con thông qua các video trên mạng. Tại sao lại như vậy? Mình sẽ chia sẻ với ba mẹ chi tiết trong bài viết này nhé.

https://meviet.vn/cach-massage-cho-be-so-sinh/

 

Lợi ích giáo dục sơm

Hiện nay đang nóng lên vấn đề các phương pháp giáo dục trẻ mầm non ở các trang mạng, các diễn đàn nuôi dạy trẻ hay trên các trang Facebook cá nhân…Việc lựa chọn cho con mình một phương pháp phù hợp luôn được các bậc phụ huynh quan tâm, tuy nhiên điều đó không hề đơn giản chút nào.Với chương trình mầm non theo phương pháp giáo dục sớm "Mother Goose Time”, trường mầm non Con Mèo Vàng xin đưa ra những nhận định về việc áp dụng giáo dục sớm – Early learning - cho trẻ như sau:


Như chúng ta đã thấy các phương pháp hiện nay được nhiều phụ huynh quan tâm đó là: Phương pháp giáo dục sớm, phương pháp giáo dục của người Nhật, Phương pháp giáo dục con của người Mỹ…Và một vấn đề luôn khiến phụ huynh băn khoăn đó là việc lựa chọn trường học cho con khi con bước vào tuổi đi học, nhiều phụ huynh muốn chọn cho con một trường học như ý phải chấp nhận tốn công, tốn sức và tiền bạc rất nhiều, với mong muốn con mình học trường tốt sau này sẽ thành tài. Như vậy đối với trẻ mầm non thì chỉ số IQ hay chỉ số EQ là cần thiết cho trẻ hơn? Việc chọn ra phương pháp giáo dục trẻ có thực sự phức tạp như các phụ huynh vẫn nghĩ? Làm thế nào để con có thể phát triển hài hòa?

Ba mẹ tìm hiểu thêm https://meviet.vn/loi-ich-cua-phuong-phap-glenn-doman/

 

Theo các nhà tâm lý đánh giá thì phát triển kỹ năng xã hội là quan trọng nhất trong giai đoạn trẻ mầm non và các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Trẻ thể hiện bản thân, bộc lộ tính cách qua các hoạt động ăn, ngủ, chơi.. Kỹ năng xã hội là kỹ năng giao tiếp trong xã hội, giai đoạn trẻ mầm non là tiền đề cho sự phát triển của trẻ về sau của trẻ, chính vì vậy ở giai đoạn này cần đặc biệt chú trọng giáo dục trẻ phát triển về kỹ năng xã hội, lúc này gia đình giữ vai trò quan trọng nhất để trẻ có những hành vi ứng xử phù hợp.

Để trẻ có thể phát triển toàn diện thì ngoài môi trường giáo dục trong gia đình thì các thầy cô giáo ở trường cũng cần có những kiến thức chuyên sâu về quá trình phát triển của trẻ để trẻ học được kiến thức thông qua các hoạt động vui chơi. Trẻ được trải nghiệm sớm, chúng ta sẽ dễ điều chỉnh hành vi của trẻ để trẻ phát triển đúng hướng.

Chúng ta vẫn thường nói "gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt nhân cách…” , hành vi, cách ứng xử của trẻ phần lớn đều được học từ những người xung quanh trẻ nên nhiều khi chúng ta thấy một đứa trẻ ăn nói thô lỗ, không biết yêu thương người khác, sẵn sàng làm người khác bị thương để đạt được điều mình muốn…có nghĩa là đứa trẻ đó đang thiếu đi sự yêu thương từ phía gia đình, trong gia đình thường xuyên xảy ra sự cãi, chửi nhau. Từ đó trẻ học theo và dần hình thành nên hành vi, nếu tiếp tục kéo dài thì sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ về sau. Sự giao tiếp của trẻ với những người lớn ở giai đoạn đầu đời có vai trò quyết định trong quá trình phát triển những cảm xúc và các kỹ năng xã hội trong trẻ, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về sau của trẻ.

Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/phuong-phap-glenn-doman-cho-tre-so-sinh/

 

Trong giai đoạn này trẻ chưa biết phân biệt đúng - sai, nhiều bậc phụ huynh đau đầu vì con mình hay "cầm nhầm” đồ của người khác, với hành vi "cầm nhầm " của trẻ thì mỗi gia đình lại đưa ra các phương pháp khác nhau để thay đổi hành vi của con. Có phụ huynh khi thấy con cầm thứ đồ gì của bạn về là lập tức mua thứ y hệt như vậy cho con, điều đó không làm cho trẻ nhận ra lỗi của mình mà vo hình làm cho trẻ hiểu rằng cứ cầm thứ gì về là sẽ được bố mẹ mua cho và cứ như vậy khi chúng thích gì chúng sẵn sàng cầm của bạn về để được mua. Đối với những hành vi đó phụ huynh cần hỏi rõ nguyên nhân tại sao con lại cầm đồ của bạn, phân tích cho con hiểu hành vi đó là không tốt, nghiêm khắc để con nhận ra lỗi, có thể cho con hiểu nếu con ngoan thì cuối tuần này mẹ sẽ mua cho con món đồ như vậy, tuy nhiên không được mua ngay cho trẻ. Tuyệt đối khi trẻ mắc sai phạm thì nên dung đòn roi với trẻ ngay, vì bản chất trẻ không biết mình sai như thế nào, sai ở đâu và phải sửa sai làm sao. Nếu lạm dụng đòn roi trong dạy trẻ thì sâu trong tâm trí của trẻ chỉ nhớ đến việc bị đánh đòn chứ không nhớ việc mình đã sai như thế nào.

Tìm hiểu thêm bài viết https://meviet.vn/bot-nan-an-toan-lumisa/

 

Điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ và thầy cô cần phải nắm được để giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội của trẻ một cách tích cực đó chính là mối tương quan giữa tình bạn và các hành vi xã hội của trẻ, có như vậy mới hình thành cho trẻ những hành vi đúng đắn, chuẩn mực.

Bố mẹ và thầy cô là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, do đó để phát triển cảm xúc và các kỹ năng cho trẻ thì người lớn cần phải làm gương về các hành vi, thái độ ứng xử phù hợp. Từ đó để trẻ phát triển cảm xúc một cách tích cực, lành mạnh. Khi trẻ ở tuổi mầm non cũng chính là giai đoạn phát triển quan trọng trong đời của trẻ, việc trẻ có phát triển đúng cách hay không phụ thuộc phông nhỏ vào phương pháp giáo dục của gia đình và nhà trường.

 

các phương pháp giao dục trẻ

Giáo dục sớm hiện nay đang là vấn đề đang rất được quan tâm từ các bà mẹ bởi nó có tầm quan trọng rất lớn góp phần vào sự thành công sau này của trẻ. Giáo dục sớm có ý nghĩa bồi dưỡng tố chất, qua đó giúp trẻ có sự phát triển nổi trội về cả phẩm chất trí tuệ và phi trí tuệ (tính cách, ý chí, nhân cách, thói quen sinh hoạt,…).

Vậy có những phương pháp giáo dục sớm nào? Phương pháp nào là hiệu quả? Hãy cùng KidsOnline giải đáp những thắc mắc đó để quý thầy cô có thể tìm cho mình một phương pháp dạy hiệu quả qua các thông tin dưới đây.

Top 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay:

Phương pháp giáo dục sớm Montessori – Học cách bé học để dạy bé

Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Phương pháp này được xây dựng theo phương châm “coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn.” Đây là một điều hoàn toàn khác so với các phương pháp giáo dục trước đây và thậm chí là cả hiện nay.

Các phương pháp giáo dục sớm đó luôn cố nhào nặn con trẻ trưởng thành theo mong muốn hay dự định hướng của cha mẹ. Điều này rất dễ dẫn sự khó chịu của trẻ và sinh ra mong muốn hay hành động chống đối như cáu kỉnh, khóc nhè, mè nheo,… Nhưng đối với phương pháp giáo dục sớm Montessori thì thầy cô không còn phải lo lắng về điều đó nữa. Bởi Montessori coi trọng sự “tự nhiên”, không gượng ép khiến trẻ cảm thấy thoải mái và có hứng thú với những điều mình đang làm.

Montessori dựa trên nguyên lý trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thủ của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Qua đó trẻ tự lập, tự khám phá và tự sửa sai.

Với phương pháp giáo dục sớm này, người lớn không can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với bé. Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman – Cha mẹ là người thầy đầu tiên

Phương pháp Glenn Doman là chương trình học mà bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học này. Phương pháp giáo dục sớm này do giáo sư Glenn Doman phát minh ra – cha đẻ của các phương pháp giáo dục con nhỏ và là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà. Glenn Doman giúp sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đó đều là những kiến thức cần thiết, những hành trang quan trọng cho trẻ trong suốt chặng đường phía trước. Thầy cô có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này biến trường học thành nhà của chính bé giúp bé càng thoải mái hơn cho việc học tập.

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman dựa trên một số nguyên tắc mà trong đó nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, điều mấu chốt tạo nên sự thành công của phương pháp này chính là sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô. Cùng với đó là các nguyên tắc như bắt đầu càng sớm càng tốt, khơi gợi đam mê của trẻ, ngầm khích lệ động viên, ngăn cấm trách mắng, biến khó thành dễ và cuộc sống là một trường học, không cần giáo trình, thứ tự.

Đọc thêm chi tiết về pp Glenn Doman tại đây

https://meviet.vn/phuong-phap-glenn-doman-la-gi/

Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia – Tò mò chính là chìa khoá

Reggio Emilia là một cách tiếp cận giúp trẻ tham gia vào phương pháp giáo dục sớm mà khi đó việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ – con – giáo viên, trong đó cha mẹ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển học tập của con không kém gì giáo viên.

Phương pháp Reggio Emila có nguồn gốc từ nước Ý, từ một thành phố cùng tên gọi. Phương pháp giáo dục sớm này được xây dựng và bắt nguồn từ niềm tin rằng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ trí tò mò của trẻ.

Chính trẻ sẽ là người tìm ra lời giải cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Bố mẹ hay cô giáo sẽ chỉ là người hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ được phát triển, tìm hiểu. Đây là một phương pháp giáo dục nhân văn, gần gũi, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng (community) và sự tự tìm hiểu khám phá (inquiry).

Phương pháp giáo dục sớm STEAM – sự phát triển toàn diện về mọi mặt

STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART (nghệ thuật) trong đó STEM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ.

Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.

 

khi nào cai sữa cho con

 

Vậy khi nào cai sữa cho con là tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc đó của mẹ.

Theo tổ chức y tế khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường khả năng miễn dịch.Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi.

Các dấu hiệu cho biết bé có thể cai sữa được

Bé quá bận rộn để bú. Khi có nhiều thay đổi, bé bận rộn với việc  khám phá thế giới đến nỗi không thể ngồi yên và bú, đặc biệt là vào ban ngày.

Bé có thể ăn cháo,cơm nhão

Khi bé được 18-24 tháng tuổi là thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé đã phát triển, bé đã có khả năng nhai, nuốt.

Giai đoạn này bé sẽ cảm thấy tò mò khi nhìn thấy người trong gia đình ăn.Bé bắt đầu muốn khám phá những món ăn thô có mùi vị hấp dẫn, khi đó có thể bé sẽ giảm dần đi sự hứng thú đối với sữa mẹ và chuyển sang các món ăn dặm đa dạng về màu sắc, hình thù vui nhộn, ngộ nghĩnh.Đây là thời điểm lý tưởng khi thực hiện cai sữa mẹ cho bé.

Mẹ nên cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình việc này giúp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ và thắt chặt thêm tình cảm gia đình.

Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/phu-nu-sau-sinh-nen-kieng-an-gi/

 

Trẻ có thể ngồi thẳng, tự do chơi đùa

Khi bé có thể ngồi thẳng, cầm, nắm và chơi một số vật dụng đơn giản mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác lúc này trẻ đã gần một tuổi, hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối tốt, bé đã cứng cáp, có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.

Đồng thời thời điểm này hệ tiêu hóa của bé đã dần được hoàn thiện và có thể hấp thu được dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ từ sữa mẹ.Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm kết hợp với uống sữa mẹ hay sữa công thức và bớt dần khẩu phần ăn từ sữa mẹ để cai sữa cho bé.

Khi bé có khả năng nhận biết và ấn tượng với màu sắc

Cách thức dân gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu phân biệt được màu sắc. Khi bé không còn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng bú.

Mẹ nên sử dụng những màu tự nhiên để thay đổi màu sắc núm vú chẳng hạn như dùng nghệ tạo màu vàng, dùng củ dền tạo màu đỏ,...

 Khi bé nói được thêm 2 – 3 từ ngoài từ bố, mẹ,bà hoặc khi bé đã có thể nói được một câu ngắn

 Đây là thời điểm hệ thần kinh, thính giác của trẻ đã phát triển tốt, trẻ có thể diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói.Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi.

Tìm hiểu thêm https://meviet.vn/monkey-stories/

 

Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cai sữa cho con, kết hợp,bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500-600ml/ngày.

 Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thang

Ở độ tuổi này, trẻ đã khoảng 2 tuổi hoặc hơn 2 tuổi. Độ tuổi này được nhiều các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cai sữa cho bé.

 Mặc dù đã được bú no sữa mẹ nhưng bé vẫn có những biểu hiện không hài lòng.

Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần được mẹ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn để có thể đáp ứng được hết nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phát triển. Lúc này, sữa mẹ không còn đủ đối với khẩu phần ăn của bé, bé sẽ cần những loại thực phẩm đa dạng hơn, phong phú hơn và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.

Tuy nhiên, không nên cai sữa cho bé trong giai đoạn mà bé mới tập ăn dặm. Bởi giai đoạn này, bé ăn dặm với mục đích chính chỉ là để làm quen với những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, cần kết hợp giữa việc cho bé ăn dặm và bú mẹ để có thể đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đang cai sữa

  Khi cai sữa cho trẻ các mẹ tránh trường hợp dừng đột ngột không cho bé bú mẹ mà thay vào đó các mẹ nên cai sữa dần dần cho bé như: giảm số lượng bé bú như trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 - 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 - 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.

  Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).

  Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.

Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

  Chế biến đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.

  Nhiều mẹ sau khi cai sữa cho con sẽ gặp một số các dấu hiệu bị đau và cương ngực. Trong những trường hợp như vậy, các mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước hoặc mát xoa quanh ngực để bầu sữa mềm ra. Hoặc mẹ có thể dùng máy vắt sữa ra ngoài cho thông sữa.

  Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, độ tuổi và thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ là từ khoảng 24 tháng tuổi. Trong một số trường hợp hoàn cảnh khác nhau có thể thời gian này khác nhau, nhưng không nên cho bé cai sữa quá sớm sẽ gây thiệt thòi cho trẻ bởi vì đối với các bé sữa không chỉ là một dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa rất nhiều các kháng thể để giúp bé phòng chống bệnh tật và phát triển trí tuệ thông minh.

https://meviet.vn/hoi-dap-chua-tieu-chay-o-tre-em/

 


Vì sao phụ nữ phải kiêng cữ sau sinh?

Không phải ngẫu nhiên mà các quan niệm kiêng cữ ở phụ nữ sau sinh lại được lan truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn từ xưa đến nay. Nguyên nhân là bởi vì nó có thể đem lại những lợi ích thật sự cho sức khỏe người phụ nữ. Tuy nhiên, thời điểm hiện đại như hiện tại thì các mẹ nên kiêng cữ vừa theo dân gian vừa theo khoa học, để có hiệu quả tốt nhất nhé!

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Chương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Trước đây người ta quan niệm rằng, việc kiêng cữ sau sinh là cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể người phụ nữ ở những lần sinh sau, và cuộc sống sau đó sẽ không mắc các bệnh phiền toái. Nhưng hiện tại, theo các quan điểm khoa học, y học hiện đại thì một số các quan niệm kiêng cữ đã không còn phù hợp, gây căng thẳng và có hại cho sức khỏe người phụ nư và em bé.!.”

Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Thời xưa, sau sinh các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày (3 tháng). Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa, không dùng điện thoại…

Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu…Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc kiêng cữ nên thực hiện trong 1 tháng.

Chỉ sau 3 – 4 ngày sinh xong, người mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng người mẹ cần làm đó là tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

Đọc chi tiết tịa đây

https://meviet.vn/o-cu-dung-cach-phan-2/

Tác hại của không kiêng cữ sau sinh là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.

Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khoẻ giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.

Nhìn chung việc kiêng cữ sau sinh mỗi mẹ mỗi quan điểm nhưng ông bà ta vẫn nói “có kiêng có lành”. Tuy một số quan điểm xa xưa nay đã không còn đúng nhưng không có nghĩa là tất cả đều sai. Mẹ cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ phù hợp sức khỏe bản thân mình nhất.

Kiêng cữ sau sinh đúng khoa học để cơ thể phục hồi nhanh nhất

Thực tế, sau sinh cơ thể phụ nữ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:

 

 

  1. Không nên kiêng khem quá mức

Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, kiêng ăn rau, canh… để da thịt được săn chắc. Thực tế, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau xanh có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, sau sinh không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Nên ăn đồ mới nấu, uống đủ nước.

Tuy cần kiêng cữ sau sinh nhưng mẹ không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh kể trên, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Nếu mới sinh, nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì trong nhóm thực phẩm này thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, nhất là với các bà mẹ mới sinh.

2.Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Nếu mẹ mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến mẹ mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để sau sinh mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

  1. Những thực phẩm cần tránh ăn khi đang ở cữ sau sinh

Cơ thể người mẹ mới sinh còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm… Mẹ cũng nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn mướp, thịt đỏ các loại, cá nước ngọt, rau xanh, trái cây... Không cần kiêng cữ sau sinh quá vì nhiều người bị hậu sản hầu như là do việc ăn kiêng/ăn sai cách hay sinh hoạt kiêng khem quá đà không ra ngoài trời, dẫn đến thiếu vitamin và dễ nhiễm bệnh.

Mẹ nên ăn đồ ăn mới và nóng, đủ dưỡng chất kèm theo uống nhiều nước để cơ thể sản xuất sữa chất lượng cho con bú.

Đọc thêm chi tiết tại bài viết

https://meviet.vn/moi-sinh-nen-an-gi/

  1. Tránh quan hệ tình dục sớm

Sau khi sinh, phụ nữ nên đợi khoảng 4 – 6 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.

  1. Không làm việc nặng, tập thể dục nặng

Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguyên nhân trực tiếp gây sa tử cung.

Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.

Nhiều mẹ vì sốt ruột trước cơ thể sồ sề sau sinh đã bắt đầu luyện tập từ rất sớm, đâu biết rằng tập thể dục khắc nghiệt, đặc biệt là vận động vùng xung quanh bụng, có thể ảnh hưởng đến tử cung, âm đạo và đáy xương chậu.

Việc tập thể dục nên được thực hiện dần dần và khởi động bằng những động tác nhẹ nhàng và phải để ý để không làm ảnh hưởng đến vết mổ ở bụng hoặc vết rạch tầng sinh môn. Các bà mẹ sinh tự nhiên có thể bắt đầu vận động từ ngày 2-3 sau khi sinh, nhưng mẹ sinh mổ thì sẽ phải chờ đợi cho đến một tháng sau khi mổ; hoặc vết thương lành lại mới có thể tập những bài tập phức tạp.

Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/do-choi-cho-be-4-6-tuoi/

Giáo dục sớm ở trẻ 0-6 năm tuổi ,mẹ cần biết

Đối với cuộc sống vô cùng bộn bề công việc như hiện nay, mỗi phút dành cho con của bạn đều trở nên quý giá. Trường mầm non Vườn Tuổi Thơ thay cho bố mẹ ở nhà áp dụng chương trình giáo dục sớm Gleen Doman vào trong nhà trường hỗ trợ một phần cho bố mẹ khi không có thời gian nhiều bên con.

Trẻ học tại Trường Mầm Non Vườn Tuổi Thơ được tiếp cận tất cả mọi mặt, từ những Flash Card Glenn Doman đến vật thật, giúp phát triển đa giác quan của trẻ. Phương pháp này giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí thông minh, trí tuệ xúc cảm và năng lực vượt qua nghịch cảnh – những hành trang vô cùng cần thiết cho sự thành công và hạnh phúc trong suốt cuộc đời mỗi người.

Và cũng muốn ghi những thông tin cần thiết dành cho bố mẹ nào muốn tìm hiểu về glenn doman, và những nguyên tắc để áp dụng Glenn Doman tại nhà cho trẻ

Nguyên tắc áp dụng Gleen Doman cho trẻ tại trường

Với trẻ sơ sinh cha mẹ áp dụng cách này

https://meviet.vn/tai-tai-lieu-hinh-anh-kich-thich-thi-giac-cho-tre-so-sinh/

Bắt đầu càng sớm càng tốt, học ở mọi lúc mọi nơi

Trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, có những tố chất nếu bỏ qua giai đoạn phát triển thì khó mà bù đắp được, vì thế càng bắt đầu càng sớm càng tốt. Nhưng không phải hoạt động nào cũng thực hiện sớm, phải chờ trẻ phát triển đến giai đoạn phù hợp mới có thể tiến hành. Thời gian và cường độ các hoạt động cũng phải phù hợp với khả năng của trẻ, không nhất thiết phải đúng độ tuổi. Nếu trẻ nhỏ mà đã thực hiện được các hoạt động của trẻ lớn hơn thì vẫn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện, ngược lại trẻ lớn mà chưa làm được các hoạt động cơ bản thì cần phải tập như trẻ nhỏ.

Cha mẹ cũng có thể sử dụng các phần mền giúp trẻ học nhanh hơn

https://meviet.vn/ung-dung-kidsup/

Khơi dậy đam mê, học mà chơi, chơi mà học

Trẻ dưới 6 tuổi phải chơi mà học, học mà chơi. Với trẻ nhỏ, chơi có ích nghĩa là học, mà học một cách hứng thú nghĩa là chơi.

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: cô cho trẻ tập quét nhà, lau chùi đồ chơi, rửa chén, lau bàn, giặt khăn ..v.v. trong bất kỳ hoạt động nào, miễn là trẻ có hứng thú, có đam mê. Trẻ có một bản năng bắt chước, trẻ bắt chước rất giỏi và rất thích bắt chước. Nếu cho trẻ nhìn thấy ai đó làm một việc gì đó một cách say mê, nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bắt chước và dần dần tạo nên hứng thú. Đó là cách thông dụng và hiệu quả nhất để khơi dậy đam mê trong trẻ

Ngầm khích lệ động viên, tích cực khen ngợi, tuyệt đối cấm trách mắng, phải tạo cho trẻ những ám thị tích cực

Trẻ nhỏ là tờ giấy trắng, chính môi trường và các yếu tố bên ngoài sẽ nhào nặn chúng. Vì thế, người lớn phải kiên trì tận dụng hoàn cảnh, hành vi và ngôn ngữ để ngầm cổ vũ khích lệ trẻ, khen ngợi trẻ nhờ đó trẻ sẽ nảy sinh cảm giác đồng tình, vui vẻ, tự tin và không ngừng nỗ lực vươn lên. Ngược lại, những lời chỉ trích, trách mắng, đòn roi chỉ làm trẻ sợ hãi, buồn bực, mặc cảm, ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng hành vi của trẻ sau này.

Vd: Trẻ sống trong môi trường bạo lực thì những hành vi và ngôn ngữ cũng sẽ khác trẻ khác.

Biến khó thành dễ: cái gì khó học trước

Với trẻ nhỏ không có khái niệm dễ và khó, chỉ có khái niệm thích và không thích. Cái gì trẻ thích thì được coi là dễ, và cái gì không thích thì được coi là khó. Quan niệm trẻ nhỏ chỉ làm những việc đơn giản thực sự là sai lầm.

Những sự việc càng khó thì càng phải học từ sớm, đầu tiên cho trẻ tiếp xúc để hình thành những ấn tượng ban đầu (mẫn cảm) và đem lòng yêu thích chúng, sau đó dần dần tiếp cận và học. Trẻ không biết phân biệt khó hay dễ, sợ hay không sợ, trong suy nghĩ của chúng chỉ có hứng thú và không hứng thú, yêu thích và cự tuyệt.

 Cuộc sống là một trường học, không cần giáo trình, không cần thứ tự

Cuộc sống phong phú và các hoạt động trò chơi là trường học tốt nhất để thực thi giáo dục sớm và là trường học duy nhất trong giai đoạn trước 6 tuổi. Trẻ nhỏ đang ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, bản năng của chúng cần tới sự hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp, gân cốt, trẻ không thể ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu.

Một vài chia sẻ các chăm sóc con https://meviet.vn/cach-cham-soc-tre-so-sinh-3-thang-tuoi/

Sự chú ý vô thức chiếm đại đa số, nên phải thường xuyên thay đổi sự chú ý của chúng, không thể bắt trẻ lên lớp và cưỡng chế để dạy theo các tiết học trong một giáo trình. Trẻ quan tâm tới cái gì, cha mẹ lập tức dạy trẻ cái đó, thay đổi theo hứng thú của trẻ. Nội dung học trong cuộc sống rất phong phú, nơi nào cũng có thông tin, niềm vui và sự hứng thú. Trẻ sẽ tự mình liên kết các thông tin và tổng kết thành các quy luật. Chúng rất giỏi việc này.

 

Bà Bầu Kiêng Ăn Gì

 

Khi mang thai mẹ nên ăn gì? và không nên ăn gì?để không ảnh hưởng cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bài viết dưới đây sẽ giúp  mẹ trả lời câu hỏi có thai nên kiêng ăn gì.

Các loại cá chứa nhiều thủy ngân

Thủy ngân được tìm thấy nhiều trong một số loại cá lớn như cá thu, cá ngừ, cá kiếm hay cá kình..Khi mang bầu mẹ thường xuyên ăn những loại cá này sẽ gây tích tụ nhiều thủy ngân trong cơ thể sẽ làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ,làm trẻ sinh ra bị chậm nói, chậm đi, kém nhanh nhẹn.

Mẹ nên bổ sung 340g mỗi tuần những loại cá rô phi, cá tuyết, cá hồi, cá da trơn..chúng  có chứa nhiều protein,vitamin B12,kẽm, omega 3,DHA rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Thịt không được nấu chín.

Mẹ bầu nên tránh các loại thịt tái, sống nộm, thịt chưa được nấu chín, thịt sống... Những thức ăn này có thể chứa nhiều tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn,đặc biệt ký sinh trùng toxoplasmosis có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu. Chú ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi ở những tháng đầu cũng như thời gian sau, mẹ bầu cần chế biến thịt chín kỹ để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.

Đọc thêm bài viết

https://meviet.vn/ba-bau-khong-nen-an-gi/

Thịt nguội.

Thịt nguội có thể nhiễm vi khuẩn listeria – loại vi khuẩn duy nhất được biết đến có thể sống sót ở mức nhiệt độ âm 40 độ C. Khác với các loại ngộ độc thực phẩm khác, khi mẹ bầu bị nhiễm listeriosis có thể bị sảy thai. Vì vậy khi ăn bất cứ thực phẩm nào, mẹ cũng cần nấu chín tuyệt đối.

Thịt gia cầm sống.

Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.

https://meviet.vn/ba-bau-khong-nen-an-gi/

Động vật có vỏ sống.

Những loại động vật có vỏ như sò, ốc, hàu dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bà bầu nên hạn chế ăn.Vì  chúng sống dưới bùn ở  ao, hồ nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn.Khi mang thai nếu ăn các loại động vật có vỏ thì  phải nấu chín kỹ.

Trứng sống.

Mẹ bầu nên tránh các món có trứng sống hay những loại loại bánh, thực phẩm nào có chứa trúng sống.Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella chúng cực kỳ có hại đối với sự phát triển của thai nhi.

 

Trái cây chưa rửa sạch

Trái cây và hoa quả cần thiết trong quá trình mang thai, tuy nhiên bạn nên rửa sạch chúng để tránh các chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác.

Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/do-choi-cho-be-3-tuoi/

 

 VẮC XIN CHO TRẺ EM

  • Vắc xin phòng lao cho trẻ
  • Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ em
  • Vắc xin 6 trong 1
  • Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn
  • Vắc xin phòng Rotavirus cho trẻ em: tham khảo tại đây

https://meviet.vn/vac-xin-rota/

  • Vắc xin phòng cúm cho trẻ em
  • Vắc xin phòng Sởi- Quai bị- Rubella cho trẻ
  • Vắc xin phòng thủy đậu
  • Vắc xin phòng viêm gan A cho trẻ
  • Vắc xin phòng viêm màng não mô cầu A + C
  • Vắc xin phòng viêm màng não mô cầu B + C
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ
  • Vắc xin phòng thương hàn cho trẻ

Theo dõi bài viết https://meviet.vn/lich-tiem-chung-cho-tre/ để biết về lịch tiêm cụ thể cho bé

 VẮC XIN CHO NGƯỜI LỚN

  • Vắc xin phòng viêm gan A cho người lớn
  • Vắc xin phòng viêm gan B cho người lớn
  • Vắc xin phòng cúm cho người lớn
  • Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung cho người lớn
  • Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella cho người lớn

 VẮC XIN CHO PHỤ NỮ CHUẨN BỊ MANG THAI

  • Vắc xin phòng thủy đậu cho phụ nữ đang mang thai
  • Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella cho phụ nữ đang mang thai
  • Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ đang mang thai
  • Vắc xin phòng cúm cho phụ nữ đang mang thai
  • Vắc xin phòng viêm gan B cho phụ nữ đang mang thai
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TIÊM CHỦNG
  • Trước tiêm chủng: Khi bác sĩ khám sàng lọc, phụ huynh cần:
  • + Thông báo cho bác sĩ khám về tình trạng của bé: khỏe hoặc sốt, tiêu chảy, ói, ho…
  • + Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, các thuốc sử dụng gần đây, các phản ứng sau chích và các mũi vắc xin trước.
  • + Cần mang theo sổ tiêm chủng để cán bộ y tế biết các vắc xin trẻ đã được chủng ngừa trước đó, biết khoảng cách tiêm nhắc giữa các mũi để lựa chọn mũi tiêm thích hợp.
  • Sau tiêm chủng:
  • + Theo dõi trẻ 30 phút tại cơ sở y tế sau khi tiêm ngừa về tri giác, nhịp thở, thở khò khè, dị ứng, nôn ói, tím tái. Cần báo cho nhân viên y tế khi có triệu chứng trên tại nơi chích ngừa.
  • + Theo dõi 24-48 giờ tại nhà sau chích ngừa: tri giác, nhịp thở, thân nhiệt, da toàn thân và da tại chỗ chích ngừa. Các dấu hiệu sau đây là nguy hiểm: lừ đừ, sốt trên 39oC, tím tái, khóc thét hơn 3 giờ, bú kém, co giật, phát ban hơn 1 ngày, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
  • Những phản ứng hay gặp trong 24 giờ đầu: sốt dưới 39 độ, quấy khóc, ăn kém hơn bình thường, vết tiêm sưng đỏ, phát ban, các triệu chứng này thường tự hết trong 24 giờ.
  • Chăm sóc trẻ sau chích ngừa:
  • + Giảm đau sau chích ngừa: Paracetamol 10-15mg/kg mỗi 6 giờ, chườm lạnh chỗ chích ngừa, khi bế bé tránh đụng vào vết tiêm.
  • + Không xoa dầu, đắp bất kỳ chất gì lên vết tiêm tránh nhiễm trùng.
  • + Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, cách ăn uống như trước khi chích ngừa.
  • Ngoài các mũi tiêm miễn phí mẹ tham khảo bài viết này để biết các loại vắc xin dịch vụ nhé
  • https://meviet.vn/cac-mui-tiem-phong-dich-vu-cho-tre/

 

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện bằng các triệu chứng dạ dày, ruột (buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt...) hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng (sau vài phút, vài giờ, có thể sau 1 ngày):

- Buồn nôn.

- Ói mửa.

- Đau bụng.

- Tiêu chảy.

- Đau dạ dày.

- Sốt.

- Chán ăn.

- Mệt mỏi.

Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng thường nặng. Nếu nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý ở người già hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước do tuổi cao làm mất cảm giác khát); mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

Đọc thêm  bài viết

https://meviet.vn/dau-hieu-tre-bi-ngo-doc-thuc-an/

Một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong quá trình sản xuất của nó: trồng, thu hoạch, chế biến, tàng trữ, vận chuyển hoặc chuẩn bị. Ô nhiễm, chuyển giao sinh vật gây hại từ một bề mặt khác thường là nguyên nhân. Điều này đặc biệt phiền hà cho nguyên liệu, thực phẩm đã sẵn sàng để ăn, chẳng hạn như xà lách hoặc rau sống khác. Bởi vì những thực phẩm này không được nấu chín, sinh vật gây hại không bị phá hủy trước khi ăn và có thể gây ngộ độc thực phẩm, hoặc cũng có những quán ăn không rửa sạch.

Trong các trường hợp đi du lịch ăn đồ lạ, đồ hải sản chưa được chế biến kỹ, 1 số người quen nhưng cũng có 1 số người không quen ăn vào cũng dễ gây ra phản ứng dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Ăn đồ ăn tại các hàng quán bán rong, bán vỉa hè cũng rất đáng lo ngại có thể ngộ độc thực phẩm.

Xử lý nhanh khi bị ngộ độc thực phẩm để tránh đáng tiếc xảy ra:

Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.

Mẹ cũng lên tham  khảo bài viết sau đây để tránh mắc sai lầm khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

https://meviet.vn/be-bi-ngo-doc-thuc-an/

 

Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn. Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 - 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ). Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt tính 1g/kg cân nặng đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 - 4 giờ).

Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.

Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa. 

Sau khi trẻ bị ngộ độc thì phục hồi cho trẻ và thực phẩm cho bé cũng rất quan trọng cha mẹ tham khảo bài viết này nhé

https://meviet.vn/bi-ngo-doc-thuc-an-nen-uong-gi/

Cách Chọn Đồ Chơi cho Bé 2 tuổi đến 3 tuổi

Tiếp thu ở giai đoạn lên 3 có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, khả năng và nhận thức của trẻ sau này. Tính cách hình thành từ những nhận thức đầu tiên sẽ theo bạn suốt cuộc đời này. Vì vậy, để trẻ có đủ điều kiện phát triển tiềm năng từ giai đoạn này, hãy chọn cho bé món đồ chơi giáo dục phù hợp.

Chọn Đồ Chơi Theo Định Hướng Bạn Muốn Nuôi Dạy Bé

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ chơi giáo dục khác nhau. Mỗi thứ lại có một điểm mạnh riêng mà không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả các bé. Điều quan trọng là bạn muốn giúp bé phát triển ở khía cạnh nào, hãy chọn món đồ chơi giúp bạn làm được điều đó. Một món đồ không chỉ giúp bé khai phá tiềm năng, mà còn giúp bé có những giờ phút thật vui khi học hỏi.

Bé Tăng Hứng Thú với Hình Khối, Màu Sắc khi Chơi Đồ Chơi Xếp Hình

 

Đồ chơi xếp hình, khối hộp hấp dẫn ở chỗ giúp bé học cách phân biệt được sự khác nhau giữa các hình dạng và màu sắc, từ đó phát huy sự sáng tạo của bé và bé có thể tự tạo nên những hình khối theo ý thích riêng.

Kiểu dáng đơn giản, dễ lắp ghép sẽ là món đồ chơi hữu ích cho bé thỏa thích chơi đùa với những ý tưởng không giới hạn trong não bộ trẻ thơ.

Ngoài ra bể bơi cũng là đồ không thể thiếu ba me đọc bài viết này nhé

https://meviet.vn/mua-ho-boi-cho-be/

Vun Đắp Tình Cảm và Kỹ Năng Xã Hội với Đồ Chơi Đồ Hàng

 

Trong thời kì này, trẻ thường rất để ý đến hành vi cử chỉ của người lớn xung quanh mình, và luôn muốn bắt chước người lớn. Bằng cách hành động giống người lớn, bé sẽ được nuôi dưỡng nhiều cảm xúc đa dạng. Để bé có nhận thức chân thực nhất về giao tiếp xã hội như các quy tắc, cách ứng xử, phép tắc giao tiếp trong xã hội… đồ chơi đồ hàng chính là món đồ chơi bạn nên chọn.

Có nhiều loại đồ chơi đồ hàng khác nhau mà bạn có thể chọn như: bộ đồ chơi nhà chòi cho bé không gian trải nghiệm công việc mà mà bé đã thấy bố mẹ thực hiện; bộ đồ chơi búp bê tạo cảm hứng chăm sóc em… Dù bạn chọn món đồ nào, hãy cố gắng chọn loại thực tế, gần gũi với bé nhất.

Rèn Đôi Tay Khéo Léo với Đồ Chơi Xâu Chuỗi và Đất Nặn

 

Trẻ 2, 3 tuổi đã có thể thực hiện những thao tác bằng tay khá chi li bởi đôi bàn tay đã dần trở nên uyển chuyển, khéo léo hơn.

Nếu bạn muốn giúp bé phát triển cử động đôi tay thật nhuần nguyễn, hãy chọn cho bé đồ chơi xâu chuỗi và đất nặn. Những món đồ chơi này sẽ giúp bé vừa có cảm nhận về nguyên liệu và sự khác biệt giữa từng loại, vừa luyện cho tay bé hoạt động linh hoạt hơn.

Bà mẹ đọc thêm bài viết

https://meviet.vn/an-dam-kieu-nhat/

Để Bé Tiếp Xúc Với Tiếng Anh Ngay Từ Nhỏ với Đồ Chơi Chữ Cái

 

Trong giai đoạn này, khả năng nói của bé đã khá thuần thục. Bé cũng đã bắt đầu biết viết và biểu lộ tình cảm bằng những câu chữ đơn giản.

Vì tốc độ tiếp thu từ vựng của trẻ nhỏ rất nhanh, bạn có thể chọn cho bé rất nhiều loại đồ chơi ô chữ như: bảng chữ cái, các hình khối có minh họa chữ cái, đồ chơi phát âm giúp bé ghi nhớ bằng thính giác, hoặc thẻ bài ghi từ giúp bé nhớ thêm nhiều từ ngữ mới…

Gần đây đồ chơi chữ cái còn có nhiều loại giúp bé ghi nhớ từ và phát âm tiếng Anh, là lựa chọn phù hợp cho các bậc phụ huynh muốn cho bé tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ nhỏ. Có những món đồ chơi này bên cạnh, vốn từ tiếng Anh của bé cũng sẽ ngày một tăng lên trông thấy!

Đồ Chơi Nhạc Cụ Giúp Bé Tri Nhận Độ Trầm Bổng Của Âm Than

Đối với các bé đã có nhận thức về sự khác nhau giữa các âm, để đánh thức sự hiếu kì của bé với âm nhạc, không gì tuyệt hơn những món đồ chơi nhạc cụ.

Đặc biệt là, mô hình phím đàn sẽ giúp bé phân biệt được âm tầng, đâu là nốt cao – nốt thấp; hoặc các mô hình đàn chuông, mộc cầm… Ưu điểm của chúng là giúp trẻ học cách sáng tác những giai điệu đơn giản bằng cách kết hợp các nốt nhạc với nhau. Ngay cả khi lên tiểu học bé vẫn có thể chơi đù thỏa thuê với âm nhạc, chẳng sợ nhàm chán!

Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/do-choi-cho-be-2-tuoi/

Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy mà mẹ cần nhận biết

Trẻ đi ngoài có dịch nhầy là vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh do thức ăn chưa tiêu hóa hết, hoặc do trẻ bị nhiễm virus, và trẻ cần được xử lý kịp thời

Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng đi ngoài có dịch nhầy và nặng mùi sẽ khiến cha mẹ lo lắng vì không biết con đang mắc bệnh gì và cần xử lý như thế nào. Những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn và có cách để trẻ nhanh khỏi.

1. Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy

Tình trạng tiêu hóa này ở trẻ có thể do những nguyên nhân sau:

- Do chưa tiêu hóa hết thức ăn: Nếu hệ tiêu hóa của trẻ chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa sẽ làm cho ruột bị kích thích. Vì vậy, trẻ đi ngoài phân lỏng, sủi bọt và có chất nhầy.

- Do rotavirus: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đi ngoài có dịch nhầy ở trẻ. Khi đường ruột của trẻ bị nhiễm vi rut Rotavirus sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, gây ra hiện tượng đi ngoài có dịch.

Rotavirus là nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa và đi ngoài có nhầy ở trẻ sơ sinh.

Rotavirus lây nhiễm vào cơ thể trẻ qua tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt, hay vật nhiễm bẩn. Bệnh nhiễm trùng đường ruột này sẽ gây tổn thương lớp lót trong của ruột, nên có khả năng gây bệnh viêm dạ dày. Đông thời tổn thương này sẽ khiến thức ăn không thể được hấp thụ và gây ra tiêu chảy, có nhầy, kèm theo triệu chứng sốt và nôn mửa trong những ngày đầu.

- Do nhiễm vi khuẩn: Nếu môi trường không được vệ sinh trẻ có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy như: E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia. Trẻ sẽ có biểu hiện như: sốt, đau bụng, buồn nôn, và đi ngoài lỏng, nhiều lần trên ngày. Phân thường có nhầy có thể lẫn máu.

- Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, bé còn có thể bị tiêu chảy khi không dung nạp thực phẩm, dị ứng, khi dùng thuốc kháng sinh, ngộ độc thực phẩm, thiếu enzyme cần thiết,  hay bị cảm lạnh.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-sui-bot/

2. Triệu chứng kèm theo khi trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy

Đối với các bé đang bú sữa mẹ, phân ban đầu thường có màu xanh thẫm sau đó chuyển sang có màu vàng hoa cải. Đôi khi phân của trẻ có màu sáng xanh, có bọt và chất nhầy. Đây là những dấu hiệu phân bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Đối với bé ăn sữa ngoài, phân của bé thường  có màu xanh hoặc vàng nâu, nặng mùi và rắn hơn so với phân trẻ bú sữa mẹ.

Vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bắt đầu xảy ra khi bé đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng, mùi hôi tanh, và có chất nhầy. Nếu thấy hiện tượng này, mẹ cần theo dõi và có biện pháp kịp thời để chữa trị cho con, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Giải pháp khi trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhầy

Tình trạng này là dấu hiệu của nhiều bệnh tiêu hóa ở trẻ đã trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, đầu tiên mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để từ đó có phương án điều trị phù hợp cho con.

Mẹ hãy cho bé uống men tiêu hóa khi thấy trẻ đi ngoài có dịch nhầy.

Nếu con đi ngoài có nhầy do chưa tiêu hóa được hết lượng đường có trong sữa thì mẹ cần cho con uống thêm men tiêu hóa. Mẹ hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được tư vần về loại men tiêu hóa phù hợp với bé.

Mẹ tìm hiểu thêm bài viết : https://meviet.vn/be-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-co-sao-khong/

Đối với những trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần ăn thêm nhiều hoa quả, rau củ, sữa chua..., và tránh các loại thực phẩm nhiều đường, đồ chiên rán, nhiều chất béo.

Nếu bé bị đi ngoài có nhầy kèm tiêu chảy thì cần đảm bảo bù đủ nước cho bé là rất quan trọng. Bé cần được uống thêm dung dịch điện giải sau mỗi lần đi ngoài để bù lượng nước cơ thể bị mất đi.  Đồng thời mẹ cần nhận biết những dấu hiệu khi bé bị thiếu nước như: mắt môi khô, đi tiểu ít hơn, hay quấy khóc...

Nếu bé đi ngoài nhiều và có 1 trong những triệu chứng như: chuột rút, đau bụng, sốt, hoặc chảy máu thì cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay, để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Có thể mẹ nên biết : https://meviet.vn/tre-bi-tieu-chay-cap-uong-thuoc-gi/

Các dấu hiệu mang thai mà mẹ cần biết

Thông thường, khi biết có bầu, thai nhi đã được 5 - 6 tuần tuổi. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng bởi hệ tuần hoàn của em bé đã bắt đầu hình thành, mũi, miệng và tai bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng phát triển, trái tim chuẩn bị đập. Bởi vậy, nhận biết các dấu hiệu có thai sớm sẽ giúp mẹ chủ động dưỡng thai tốt hơn.

Những dấu hiệu có thai sớm dễ nhận biết

Đừng để đến khi trễ kinh mới biết mình mang thai. Khi trứng được thụ tinh và phôi thai “làm tổ” trong tử cung, cơ thể của bạn sẽ có một vài thay đổi. 

Đau ngực

Khi có thai ngực của phụ nữ thường căng hơn bình thường, cảm giác hơi đau là đặc trưng cơ bản. Ngực là khu vực tập trung nhiều hormone nhạy cảm. Sau khi trứng được thụ tinh, hàm lượng progesteron và HCG (nội tiết tố thai nghén) trong cơ thể tăng lên, khiến ngực trở nên căng và to hơn bình thường.


Khi mang thai, nhiều chị em cảm thấy bị đau ngực, ngực to hơn bình thường

Ra máu âm đạo

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, mang thai thì không thể ra máu nhưng có đến 25% thai phụ có dấu hiệu ra máu nhẹ trong thời kỳ đầu mang thai. Hiện tượng ra máu ít không giống như kỳ kinh nguyệt bình thường được gọi là “máu bào thai” do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây nên. Nếu bạn thấy mình bỗng dưng ra máu nhẹ và rải rác, nên nghĩ đến khả năng có thai.

Mệt mỏi

Hầu hết phụ nữ có thai đều cảm thấy mệt mỏi. Trong hai tuần đầu tiên sau khi thụ thai, cơ thể bạn cần tạo nhiều máu hơn để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Cơ thể cũng thay đổi do hormone thai kỳ tăng lên. Những nguyên nhân này khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn.

Đọc thêm https://meviet.vn/dau-hieu-mang-thai/

 


Nếu sức khỏe không tốt, khi mới mang thai không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi

Quầng vú sậm màu

Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng làm xáo trộn hoạt động của các loại tế bào biểu bì tạo hắc tố trên da. Kết quả, quầng vú sẽ sậm màu hơn.

Buồn nôn

Buồn nôn, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy là dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất. Một số phụ nữ bị buồn nôn và nôn suốt cả ngày. 

Xin chào các mẹ, 9 tháng mang bầu rất vất vả, giờ chỉ còn chờ ngày bé yêu chào đời. Chắc hẳn mẹ rất háo hức, hồi hộp và xen lẫn chút lo lắng phải không? Thực tế, tùy vào cơ địa mỗi người. Hay tùy vào lần sinh nở của mỗi mẹ mà các dấu hiệu sắp sinh, khoảng thời gian từ khi xuất hiện dấu hiệu đến khi sinh thật sự sẽ khác nhau.

https://meviet.vn/dau-hieu-sap-sinh/

và để nhận biết mang thai thì cách chuẩn xác nhất vẫn là thử thai bằng que nhé. Cách sửa dụng que thử thai bạn đọc bài viết này nhé

https://meviet.vn/que-thu-thai/

Buồn nôn là dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất

Thèm ăn

Nếu bạn bỗng dưng thèm ăn chua, ngọt hay các món ăn mà từ trước đến nay bạn vốn không hề thích thì có lẽ bạn đã mang thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ khi mới mang thai lại không hề muốn ăn gì cả, mất cảm giác ngon miệng, đặc biệt là những phụ nữ bị buồn nôn và nôn nhiều. 

Chậm kinh

Chậm kinh là dấu hiệu có thai dễ nhận biết và độ chính xác lên tới 80%. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ ngày kinh của mình, nhất là những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt hay phụ nữ đang cho con bú. 

Bởi vậy, nếu có quan hệ tình dục không bảo vệ và nghi ngờ có thai, tốt nhất là tìm kiếm các biện pháp thử thai như dùng que thử thai, siêu âm, xét nghiệm máu… để sớm có kế hoạch chăm sóc thai kỳ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

 

Bé Nóng Sốt Và Nổi Mẩn Đỏ phải làm sao

Làn da của bé rất nhạy cảm,tuyến bài tiết còn hoạt động kém.Điều này khiến các bé rất dễ mắc các bệnh về da nhất là vào mùa hè.Bé nóng sốt và nổi mẩn đỏ khá phổ biến có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này.

Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc,điều trị bệnh khi bé bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ.

Nguyên nhân gây ra bé nóng sốt và nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ là phản ứng của da chống lại tình trạng viêm và các tác nhân bên ngoài tấn công vào làn da bé.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ. Dưới đây là một vài nguyên nhân cùng những triệu chứng tiêu biểu

-Trẻ bị thuỷ đậu

Triệu chứng của thủy đậu thường là nốt đỏ có bóng nước. Từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc phát ban khoảng hai tuần, người bệnh sốt nhẹ, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng…

Sau đó, tại vùng đầu xuất hiện các nốt đỏ rồi lan ra toàn thân. Mụn đỏ lớn dần, bên trong chứa nước căng mọng. Số lượng mụn có thể từ vài chục đến trên trăm. Ban mọc nhiều đợt, vì vậy có thể thấy trên một vùng da có nhiều nốt sẩn, mụn nước trong, mụn nước đục và cả mụn đóng vảy. Trong vòng 7 - 10 ngày, các mụn này sẽ khô nước, teo dần rồi mất dạng.

ngoài ra trẻ cũng bị sốt do tiêm phòng . cha mẹ theo dõi bài viết này nhé

https://meviet.vn/tre-tiem-phong-bi-sot-phai-lam-sao/

Trẻ bị tay chân miệng

 Hai ngày đầu mắc bệnh, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười, bé có các triệu chứng đặc trưng của bệnh: loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng khiến bé bỏ ăn), hồng ban có gờ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Khi mắc bệnh tay-chân-miệng, bé biếng ăn. Hồng ban tồn tại trong khoảng bảy ngày, sau đó “lặn”, có thể để lại vết thâm.

Trẻ bị rubella

Có trường hợp trẻ sốt nhẹ, có khi lại không bị sốt. Tuy nhiên triệu chứng kèm theo là tiêu chảy, nhức đầu, hạch sưng. Các nốt mẩn đỏ có màu hồng mịn, vị trí đầu tiên xuất hiện là mặt rồi lan xuống mình, tay và chân. Thời gian xuất hiện các nốt ban này kéo dài từ 1-5 ngày rồi biến mất. Thông thường sau 3 ngày các vết ban này sẽ biến mất.

Trẻ bị sốt xuất huyết

 Trẻ sốt cao đột ngột, sau đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ, kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau mỏi mình mẩy nhiều.Các nốt mẩn đỏ này không gây ngứa ngáy khó chịu, xuất hiện ở toàn thân là chủ yếu, ít mọc cục bộ. Trẻ có thể bị chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen. Nguy hiểm hơn là bị trụy tim mạch,… Khi trẻ bị sốt xuất huyết cần nhanh chóng đưa đi thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trẻ bị sốt phát ban thông thường

.Những trường hợp này sau khi bị sốt cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các nốt ban và chúng thường diễn biến lành tính, tự biến mất sau vài ngày.

Trẻ bị sởi

Dấu hiệu của bệnh sởi đi theo tiến trình. Đầu tiên, người bệnh bị sốt, ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Trẻ có thể có thêm các dấu hiệu như chảy nước mũi, ho và mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp…

cha mẹ đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/be-bi-viem-da-di-ung-thoi-tiet/ nhé trẻ cũng có đấu hiệu nổi mẩn đỏ  nhé bạn

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ

Trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ để xác định được nguyên nhân gây bệnh thì tốt nhất cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ. Thông qua các xét nghiệm, kiểm tra bác sĩ sẽ xác định trẻ mắc bệnh gì. Từ đó sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.


Cách chăm sóc trẻ bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ.


  • Tiến hành kiểm tra thân nhiệt để biết mức độ sốt ở trẻ. 

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C mẹ nên lau người bằng khăn ấm cho trẻ. +Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và đảm bảo đúng liều lượng.

  • Đảm bảo nơi ở của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ.
  • Mặc quần áo thoáng, mềm và thấm hút tốt cho trẻ.
  • Tuyệt đối không kiêng ăn cho trẻ mà nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất để gia tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp….Tránh ăn uống thức ăn lạnh.
  • Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ. Ngoài nước đun sôi để nguội nên tăng cường cho trẻ dùng nước ép trái cây, nước ép rau củ, sữa ấm,… Bù điện giải cho trẻ để tránh mất nước.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Có như vậy sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
  • Tắm gội, rửa tay, vệ sinh cơ thể hàng ngày với các loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa tay... có tác dụng diệt khuẩn. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lưu ý lau khô các kẽ để tránh ẩm ướt làm cho vi khuẩn dễ phát triển. Cần bảo vệ da không để da bẩn, xây xước... là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh ở trẻ.

Biện pháp phòng tránh cho bé bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ.

Nếu không cần thiết thì không nên cho trẻ đến nơi đông người.

Tay chân, cơ thể trẻ luôn được giữ sạch sẽ.

Tiêm phòng cho trẻ theo đúng quy định để mang lại hiệu quả cao nhất.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ vì xà phòng diệt khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, vi rút gây.

đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi/

16 vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Với hệ miễn dịch còn rất yếu ớt, mẹ luôn cảm thấy lo lắng và bất an với mỗi cái với mỗi cái hắt hơi, sổ mũi hay cơn ho của bé.Mẹ nên hiểu rõ các vấn đề ấy để chăm sóc bé được tốt hơn.


 Trẻ sơ sinh vặn,gồng mình

Nhiều trẻ sơ sinh thường hay bị vặn mình, đỏ mặt, hiện tượng trên chỉ kéo dài vài phút sau đó tự hết. Đây được cho là một biểu hiện bình thường ở trẻ. Bé có thể bị vặn mình trong lúc thức hoặc trong khi ngủ.


Vặn mình ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại là sinh lý và bệnh lý. Nếu trẻ vặn mình do yếu tố sinh lý thì mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo các triệu chứng nôn ói, ọc sữa, trẻ đổ nhiều mồ hôi, hay bị nấc cụt, rụng tóc… thì có nhiều khả năng trẻ đang bị thiếu vitamin D và canxi.

Trong trường hợp này, mẹ cần nên bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ để giúp phòng ngừa bệnh còi xương và làm giảm tình trạng vặn mình ở trẻ.


Trẻ hay quấy khóc.

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát, … Cho dù nhiều mẹ rất cuống khi thấy con khóc, vì nhiều trẻ khóc trông rất vật vã, đỏ hết cả người, nhưng thật ra khóc không tổn hại gì cho con cả.


Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp nữa. Trẻ mới sinh ra, kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện như người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp, đồng thời còn giúp cho phổi được mở rộng. Ngoài ra việc khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể, và tự bản thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình.

Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên quấy khóc nhiều, đặc biệt vào ban đêm (dân gian thường gọi là "khóc dạ đề") thì mẹ cũng cần nên lưu tâm và đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám, vì có thể trẻ đang gặp phải một số vấn đề nào đó ở bên trong cơ thể.

Trẻ sơ sinh bị nấc cục

Thông thường khi trẻ sơ sinh bú no, các xung động thần kinh sẽ truyền dẫn xuống cơ hoành, gây kích thích làm trẻ bị nấc cục.

 Có một mẹo nhỏ dành cho các mẹ để cắt cơn nấc cụt của trẻ chính là mẹ có thể búng mạnh vào lòng bàn chân trẻ để bé khóc lên. Khi bé khóc sẽ khiến cho các cơn co thắt của cơ hoành ngừng lại, từ đó làm giảm cơn nấc cụt ở trẻ.

Ngoài ra, tình trạng trẻ bị nấc cụt cũng có thể là do bé bú quá no, do đó nếu thấy trẻ bị nấc cụt thường xuyên thì mẹ nên giảm bớt lượng sữa ở mỗi lần bú của trẻ, thay vào đó nên cho trẻ bú nhiều lần để tránh tình trạng trẻ bị đói.


Trẻ bị đi tướt hoặc táo bón.

Nhiều mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ đi ngoài 7 – 8 lần/ ngày. Tuy nhiên,với những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì việc trẻ đi tiểu 1 ngày trên 5 lần là bình thường. Phân trẻ sơ sinh lúc này thường sẽ có nhiều bọt, có mùi chua…nhưng không phải là tiêu chảy mà chỉ là hiện tượng bé bị đi tướt.

Bên cạnh đó thì nhiều bé còn bị tình trạng táo bón. Thực tế, có rất ít trường hợp trẻ bị táo bón nếu bú sữa mẹ hoàn toàn và trẻ bú mẹ bị táo bón thì mẹ cần nên xem lại chế độ ăn của mình, bởi mẹ bị táo bón thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị táo bón.

Với những trẻ bú sữa công thức, số lần đi tiểu của trẻ thường ít hơn so với những trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu thấy số lần đi ngoài của trẻ quá ít thì mẹ nên xem lại loại sữa mà bé đang dùng và có thể đổi sang một loại sữa khác.


Trẻ bị rôm sảy.

Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, không cần bôi thuốc gì trẻ cũng có thể tự hết.

Để chăm sóc da trẻ sơ sinh bị rôm sảy, các mẹ nên dùng các loại kem giữ ẩm dạng dung dịch để giúp giữ ẩm làn da trẻ, mềm da. Tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi nó có thể kích thích khiến các mụn sần nổi nhiều hơn.

Hay nôn trớ.

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ trong 3 tháng đầu là bình thường vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất hay nôn.Để khắc phục tình trạng trẻ bị nôn trớ, mẹ nên chia nhỏ các cữ bú của trẻ, lượng sữa mỗi lần bú cần giảm xuống. Sau khi bú xong, mẹ nên bế bé thẳng người để bé có thể ợ hơi, vuốt nhẹ dọc lưng trẻ để làm giảm tình trạng nôn trớ.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ kéo dài và khiến trẻ bị sụt cân thì đây là một vấn đề nguy hiểm mà mẹ không nên xem nhẹ bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị hẹp môn vị hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản.

Khó ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao.

Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy.

Chừng nào kèm theo cả biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D. Chính là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.

Thở khò khè.

Trẻ sơ sinh khò khè trong lúc thở là tình trạng phổ biến rất bình thường trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu trẻ không kèm theo ho, sốt hay sổ mũi.

Trong vòng một vài giờ sau khi sinh, bé yêu sẽ học cách hít thở không khí. Ban đầu có vẻ hơi khó khăn một chút nhưng bé sẽ làm quen rất nhanh. Những dấu hiệu nhận biết bé thở một cách bất thường đó là: thở nhanh, ngực rút, mũi phập phồng, thở khò khè, khụt khịt, da xanh tái, hoặc có thể đang có dị vật trong đường thở, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sỹ.

cách điều trị các mẹ tham khảo ở đây nhé

https://meviet.vn/tri-kho-khe-cho-tre-so-sinh/

 Hắt xì.

Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ một tí xíu nước mũi hay 1 tí bụi nhỏ trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được cũng khiến bé hắt hơi. Và do bé vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con (môi trường nước) của mẹ ra ngoài nên bé nhảy mũi do một số xung huyết. Nếu con trong 3 tháng đầu nhãy mũi ngày 5 -7 lần mà không có các triệu chứng cảm cúm khác đi kèm như chảy nước mũi, ho húng hắn, nóng đầu, … thì việc bé nhảy mũi là hoàn toàn bình thường, không có gì phải lo lắng cả.

Đầy bụng.

Mẹ để ý quan sát giữa mỗi cữ bú, bụng bé khá mềm. Sau mỗi lần bé bú no, bụng bé thường hay phình to lên, hơi trương lên và cứng, đồng thời bé đã không đi tiêu vài ngày hay đang nôn trớ nhiều, thì rất có thể là triệu chứng của đầy hơi hay táo bón. Tuy nhiên mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ để biết tình trạng chính xác của con mình, vì nếu không phải là triệu chứng đầy hơi thì cũng có thể là biểu hiện của một căn bệnh đường ruột nào đó.


Tưa lưỡi.

Xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng gây trở ngại cho quá trình bú của bé.

-Nguyên nhân

+Vì một lý do nào đó mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài.

+Do một loại nấm candida hoặc một loại vi khuẩn E coly.

+Mẹ không vệ sinh núm vú.

- Cách xử trí

+Mẹ nên dùng gạc đánh tưa & nước muối sinh lý vệ sinh cho bé ngày 2 lần nếu bé bị tưa nhẹ mẹ nhé. Nếu bé bị nặng hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.

+Tuyệt đối không dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi cho bé vì trong mật ong có nhiều vi khuẩn không tốt cho bé.

Hăm tã.

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.

-Cách khắc phục.

+Giữ cho bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên

+Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho bé mỗi lần thay tã

+Khi quấn tã cho bé, mẹ nên chú ý để tã của bé lỏng một chút, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của bé lưu thông tốt hơn.

+Bôi thuốc Bephanthen theo hình quần đùi ngày 2-3 lần / ngày sau mỗi lần vệ sinh

+Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của bé vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn.

+Mặc cho bé loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước.

Viêm đường hô hấp.

Có đến 90% trẻ bị nhỏ dưới 1 tuổi mắc phải các vấn đề về đường hô hấp một phần do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, một phần do hệ miễn dịch đã phần nào kém đi sau 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn.

Nếu bé chỉ mới biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, húng hắng ho, mẹ hãy để trẻ tự sinh ra sức đề kháng để chống chọi lại bệnh. Song song đó, mẹ có thể dùng các bài thuốc trị cảm ho hiệu quả từ thảo dược tự nhiên.

Sốt.

Khi trẻ bị sốt là cơ thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn hoặc siêu vi. Thông thường ở trẻ nhỏ, sốt thường do viêm đường hô hấp và nhiễm siêu vi. Ngoài ra, trẻ có thể sốt do mọc răng, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh, do tiêm phòng…

mẹ đọc bài viết này : https://meviet.vn/tre-sot-di-sot-lai-nhieu-lan/

-Cách chăm sóc bé.

+Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước và mặc thoáng.

+Ở phòng thoáng mát không quá kín.

+ Tránh cho trẻ ăn trứng vì có thể làm cản trợ nỗ lực hạ sốt

+Liên tục chườm khăn ấm cho trẻ trong thời gian chờ đợi thuốc phát huy tác dụng.


Nhiễm virus

Cúm gây ra bởi siêu vi hay các bệnh có nguyên nhân từ virus như tay chân miệng, viêm màng não, sởi, sốt xuất huyết… thường tấn công trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của các bé còn non yếu.

Nếu vài ngày đầu bé sốt cao không rõ nguyên nhân, các bác sĩ thường chẩn đoán là sốt siêu vi. Do đó, những ngày tiếp theo luôn có lịch hẹn tái khám. Mẹ cần tuân theo lịch này để theo dõi sát tình trạng bệnh của bé. Nếu là sốt siêu vi, trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng 5-10 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.

Trường hợp trẻ có sức đề kháng quá kém hoặc cơ thể quá yếu, các biến chứng nặng hơn mới có khả năng xảy ra.

đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/tre-sot-39-do-phai-lam-gi/


Rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng đặc trưng: đi ị phân sống nhiều lần trong ngày, phân lỏng có nước và hạt lợn cợn, màu phân vàng xanh hoặc thẫm xanh. Điều này có thể do cách cho ăn dặm của mẹ. Cụ thể, mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc ăn quá nhiều; cho ăn không tuân theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều; cho bé ăn quá sớm những thực phẩm dinh dưỡng như váng sữa, phomai,…

Thông thường phải mất ít nhất một tuần để hệ tiêu hóa mới có thể trở về hoạt động bình thường. Trong thời gian này, hệ miễn dịch của bé sẽ chống chọi để phản kháng lại sự tấn công của những nguy hại.

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

  1. Vì sao sữa mẹ lại quan trọng? 

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không những cung cấp cho bé yêu tất cả năng lượng, chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn chứa nhiều kháng thể từ mẹ giúp bé chống lại bệnh tật.

Tầm quan trọng của sữa mẹ qua từng giai đoạn của trẻ:

  • Trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ hoàn toàn là cần và đủ đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời.
  • Trong 6 tháng tiếp theo của bé: Sữa mẹ sẽ giúp cung cấp tới 1/2 nhu cầu dinh dưỡng của bé.
  • Năm thứ 2 của trẻ: Sữa mẹ chiếm 1/3 nhu cầu dinh dưỡng trong năm thứ hai của cuộc đời.

Đọc thêm bài viết 10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Sữa Mẹ

 

  1. Cho trẻ bú mẹ đến khi nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó tiếp tục cho bú mẹ, đồng thời với bổ sung thêm các thức ăn phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc hơn.

 

  1. Các mẹ có biết: Làm sao để cho trẻ bú mẹ đúng cách và hiệu quả?

Để thiết lập và duy trì nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng, các mẹ nên:

  • Bắt đầu cho con bú ngay sau sanh. Tốt nhất là trong vòng 1 giờ đầu sau sanh để tận dụng nguồn sữa non. Sữa non tuy rất ít nhưng rất đậm đặc và có nhiều kháng thể. Hơn nữa, việc tiếp xúc da với da sớm giữa mẹ và bé, cho con bú thường xuyên để đảm bảo sản xuất sữa liên tục. Việc điều chỉnh tư thế bú đúng ở trẻ làm tăng cơ hội cho con bú thành công.
  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ – nghĩa là trẻ sơ sinh chỉ nhận sữa mẹ mà không cần thêm bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác, thậm chí là nước.
  • Cho trẻ bú theo nhu cầu, khi trẻ muốn, bất kể ngày hay đêm.
  • Không sử dụng bình và núm vú giả.

Nuôi con bằng sữa mẹ nhiều bạn cản thấy rất khó khăn và luôn thắc mắc trước khi sinh là nuôi con bằng sữa mẹ có khó không vậy xin tham khảo bài viết này nhé

https://meviet.vn/nuoi-con-hoan-toan-bang-sua-me/

  1. Lợi ích của bú mẹ đối với mẹ và bé cụ thể là gì?

    4.1. Lợi ích của bú mẹ đối với bé:

Cho trẻ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sanh giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong sau sinh.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn làm giảm tỉ lệ tử vong đến 14 lần so với trẻ không bú sữa mẹ. Đặc biệt là đối với các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như tiêu chảy hoặc viêm phổi (2 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi này).

Sữa mẹ giúp hỗ trợ phát triển trí não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ làm tốt hơn các bài kiểm tra trí thông minh và hành vi ở tuổi trưởng thành so với trẻ bú sữa công thức. Bé bú sữa mẹ được chứng minh đạt thành tích giáo dục tốt hơn lúc 5 tuổi.

Hành động cho con bú kích thích sự phát triển thích hợp của miệng và hàm trẻ. Lợi ích kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các bệnh mãn tính sau này như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, cholesterol máu cao…

   2.2. Lợi ích của bú mẹ đối với các mẹ

  • Việc cho bé bú mẹ đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc của các bà mẹ, tăng thêm tình cảm và sự gắn kết mẹ – con.
  • Mẹ giảm thiểu nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
  • Giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh.
  • Giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường tuýp 2, ung thư buồng trứng và ung thư vú.

Đọc chi tiết bài viết Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Đối Với Sức Khỏe Mẹ để biết thêm chi tiết lợi ích của cho con bú đối với mẹ nhé

 

Sách ehon cho trẻ 0-7 tuổi

Ehon là danh từ của Nhật chỉ những truyện cho trẻ nhỏ thường là trước khi đi học hoặc dưới 10 tuổi. Ehon được mệnh danh là thực phẩm nuôi dưỡng tâm hồn bé. Được viết từ những câu truyện ngắn có tranh minh họa dành cho thiếu nhi chủ yếu lứa tuổi dưới 10 tuổi.

Một kết quả nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường đại học Y Nha Khoa Tokyo đã chứng minh rằng việc cha mẹ đọc truyện cho con nghe sẽ kích thích “hệ viền” (limbic system) vốn là trái tim của bộ não, nới điều khiển ký ức và tạo ra động lực, và sinh ra những cảm xúc, dẫn đến giúp trẻ tăng khả năng biểu cảm của cảm xúc thêm phong phú, ngôn ngữ thêm phát triển.

Ngoài ra trong thời kỳ ấu thơ là thời kỳ quan trọng nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ, nên giọng nói và cách trò chuyện của cha mẹ sẽ được trẻ lưu nhớ dần dần trong bộ não, khi đã lí giải đầy đủ rồi trẻ sẽ biểu hiện nó ra ngoài. Chính vì thế càng nghe được tiếng ba mẹ nhiều thì ấn tượng trong não trẻ càng lớn, sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái càng bền chặt.

Một số điều tra xã hội đã chỉ ra rằng những học sinh thi đậu vào trường đại học hàng đầu Nhật Bản có tỉ lệ được cha mẹ đọc Ehon từ khi còn nhỏ cao hơn nhiều các trường đại học khác.

Còn ở Việt Nam?

Việt Nam cũng có rất nhiều truyện có tranh minh họa đều có thể gọi là ehon. Miễn sao mục đích và nội dung là nuôi dưỡng tâm hồn cho bé ngay từ lúc bé. Các đầu sách phong phú và đa dạng vì thế cha mẹ có thể chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi của con là được.

Tuy nhiên biết Ehon – hiểu Ehon là điều quan trọng trong quá trình lựa chọn nguồn kiến thức cho con nhưng biết cách sử dụng ehon cũng quan trọng không kém. Dưới đây là cách đọc ehon và chọn ehon sao cho hợp lý được lấy từ trang báo Nikkei, chương trình “Sukusuku kosodate” của kênh NHK – do chị Nguyễn Thị Thu là người dịch.

? Điều đầu tiên cha mẹ cần nhận thức Ehon là gì, đọc nó để làm gì. Đừng chỉ bó hẹp trong tư duy rằng ehon là giáo cụ giáo dục, là “thực phẩm tâm hồn” giúp nuôi dưỡng khả năng ngôn ngữ, tư duy, cho trẻ. Hãy coi ehon như một “chiếc gương màu nhiệm” chỉ cho cha mẹ biết trẻ thích gì, có hứng thú với cái gì, đồng thời là phương tiện để cha mẹ trò chuyện cùng con, và đơn giản nó cũng là một đồ chơi. Điều quan trọng nhất khi đọc ehon cho trẻ nghe chính là không khí thoải mái, không ép buộc để trẻ được trải nghiệm và thích thú với ehon theo cách của trẻ. Trẻ có thể giở ngược để xem, lật qua lật lại, liếm, gặm…đều mang ý nghĩa nhất định trong mỗi hành động ấy, nên hãy tôn trọng mong muốn ấy của trẻ. Hơn nữa hãy hướng tầm nhìn đến mục tiêu 10 năm sau con sẽ trở nên thích sách để bản thân không nôn nóng trông chờ vào kết quả ngay tức thì.

Cách phân loại sách ehon cho trẻ

Giai đoạn đầu khi trẻ còn nhỏ và mới làm quen với ehon thì chỉ cần trẻ tập trung nhìn vài giây hay vài chục giây thôi cũng được. Trẻ có thể cầm gặm hay liếm hoặc giằng lấy lật, hoặc muốn xé cũng được (khi trẻ định xé thì hãy thay bằng tờ giấy hoặc tờ báo). Đôi khi đang nghe đọc giữa chừng là trẻ chán bỏ đi chơi trò khác cha mẹ cũng đừng lấy đó làm thất vọng. Vì cha mẹ càng kỳ vọng muốn con nghe hết truyện sẽ càng dễ nảy sinh sự thất vọng, tâm trạng không còn vui vẻ nữa. Chỉ cần trẻ vui vẻ hứng thú với việc tiếp xúc với ehon ở giai đoạn đầu này là đạt mục tiêu.

Đọc thêm tại bài viết :  Bộ Sách Ehon Cho Bé 0-1 tuổi Hay Nhất

Với những trẻ dưới 3 tuổi khả năng lí giải ngôn ngữ chưa cao thì ba mẹ không cần đọc y nguyên theo như truyện mà có thể thêm thắt vào các từ ngữ biểu cảm hoặc như là đang kể chuyện, hoặc chỉ chỉ tranh nói tên nhân vật cũng được, miễn sao bé hứng thú với cách đọc ấy. Cha mẹ hãy coi nội dung cuốn ehon như là chủ đề để ba mẹ kể chuyện cho con, tạo ra không gian để trò chuyện cùng con.

Còn khi trẻ được tầm 3-5 tuổi trở đi thì trẻ đã lí giải được nhiều rồi cha mẹ có thể đọc theo đúng nội dung như truyện viết để trẻ tập lí giải nội dung cả câu chuyện.

Tìm hiểu thêm tại 5 Bộ Sách Ehon Cho Bé 0-3 Tuổi – Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Lấp Lánh

 

Khi trẻ có thể lí giải được một câu chuyện mà không cần tranh, hoặc khi đọc một cuốn ehon bằng màu từ đầu đến cuối không dừng thì hãy chuyển từ truyện có màu sắc sang truyện màu đen trắng. Đó là bước đầu tiên chứng tỏ năng lực lí giải của trẻ đã phát triển để tiến tới giai đoạn khó hơn là thích những câu truyện dài. Vì thế mình nhận thấy ehon cho trẻ tiểu học tầm lớp 5-6 trở đi thường là tranh đen trắng.

Có khả năng nếu cha mẹ không đọc cho nghe, không theo sát thì trẻ dù lúc nhỏ rất thích ehon nhưng chưa chắc sau này lớn lên đã thích đọc sách. Chính vì thế bước cuối cùng là phải nhảy từ giai đoạn thích ehon sang thích đọc sách, chính là nghe cha mẹ đọc truyện mà không cần nhìn tranh vẫn lí giải được. Đó là bước cao nhất để giúp trẻ tiến tới thích đọc sách sau này. Khi này hãy bỏ qua ehon để tiến tới đọc câu chuyện dài như truyện cổ tích không cần tranh cho trẻ nghe. Nhiều người nghĩ rằng trẻ thích ehon thì sẽ thích đọc sách sau này chính là một lỗ hổng rất lớn. Nếu không có bước cuối cùng này thì khả năng trẻ tự nhiên thích đọc sách sẽ không hoàn toàn xảy ra.

Các loại sách ehon cho trẻ từ 3-7 tuổi : Bộ Sách Ehon Cho Bé 3-7 Tuổi

 

Hiểu Về Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Viêm Đường Hô Hấp Trên Là Gì? 

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang, hầu và thanh quản. Bình thường, các cơ quan này đưa không khí từ bên ngoài vào phổi và thực hiện hô hấp. Viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm khuẩn một hay nhiều cơ quan kể trên. Bệnh xảy ra ở cơ quan nào sẽ gọi tên theo cơ quan đó như là viêm họng, viêm mũi,… Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em thường phổ biến hơn đường hô hấp dưới.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trung bình mỗi năm trẻ có thể mắc bệnh từ 5-8 lần. Với tần suất xảy ra thường xuyên như vậy, mẹ sẽ chăm con tốt hơn khi biết:

  • Những triệu chứng của viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Hiểu được viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
  • Nắm trọn bí kíp chăm sóc với từng trường hợp viêm đường hô hấp trên.
  • Biết về nguyên nhân gây bệnh để bảo vệ con bằng cách phòng ngừa hợp lý.

Đọc themem tại nguồn bài viếthttps://meviet.vn/viem-duong-ho-hap-tren/

Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh mẹ dễ nhận biết nhất là lúc mẹ cho con măm măm sữa. Trẻ có dấu hiệu khó bú, đang bú phải dừng lại nghỉ rồi mới bú tiếp. Trẻ không bú dài hơi và dễ bị sặc. Ngoài ra, nghẹt mũi làm trẻ hít thở khó khăn nên trẻ phản ứng bằng cách khó chịu, quấy khóc. Mẹ ẵm trẻ đầu cao hơn mông hoặc bế đứng trẻ sẽ dễ chịu hơn nhé.

Bình thường khoang mũi nhỏ bé của con sẽ tự tiết dịch nhầy. Dịch nhầy đóng vai trò là một lớp cửa ngăn chặn bụi bẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể con. Vì nhiều lý do, dịch nhầy trở nên “dồi dào” hơn mức cần thiết. Chúng làm hẹp đường đi của không khí và… con bị nghẹt mũi.

Thêm vào đó, con còn nhỏ chưa quen với thở bằng miệng. Khi nghẹt mũi con phải thở bằng miệngnhiều hơn, do đó mà ho khan có cơ hội viếng thăm. Chất nhầy nghẹt mũi lâu ngày có thể chảy xuống họng làm con ngứa cổ họng, gây ho có đờm. Nhưng cũng có khi ho được gây ra cùng bởi lý do làm con nghẹt mũi. Và dù vì lý do gì chăng nữa thì mẹ vẫn phải “xử lý” nhanh gọn 2 triệu chứng này.

Con nghẹt mũi và ho kéo dài dẫn đến viêm họngho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v,… Dĩ nhiên là các bà mẹ chúng ta không hề muốn con bệnh một chút nào phải không? Vì thế ngay khi chớm bệnh, mẹ áp dụng những cách dưới đây để chăm sóc con mau khỏi nhé!

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho Đúng Cách 

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Nước muối sinh lý là biện pháp giúp điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhất. Mẹ có thể dễ dàng mua những chai nước muối sinh lý 0.9% tại các tiệm thuốc tây. Mẹ áp dụng những cách sau đây sẽ giúp mũi con thông thoáng

 Đọc thêm tại đây https://meviet.vn/tre-so-sinh-bi-nghet-mui-va-ho/

Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Muối Sinh Lý

Nước muối sinh lý 0.9% mẹ có thể mua dễ dàng ở các tiệm thuốc tây. Có nhiều cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh với nước muối như sau:

Cách Nhỏ Mũi

Mẹ đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ vào mỗi bên mũi một giọt nước muối. Chất nhầy sẽ loãng dần và chảy ra sau vài phút, mẹ dùng khăn mềm lau sạch cho trẻ. Mẹ nhỏ mũi cho trẻ 3 lần/ngày.

Mẹ cũng có thể sử dụng chai xịt nước biển sâu, xịt 2-3 lần/ngày cũng hiệu quả. Cách này phù hợp cho những trẻ nghẹt mũi nhẹ. Trường hợp trẻ nghẹt mũi nhiều, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ hay dùng dụng cụ hút mũi. 

Dùng Dụng Cụ Hút Mũi

Mẹ nhỏ vào mũi trái của con 2-3 giọt nước muối, đợi 2-3 phút cho nhầy loãng ra rồi bắt đầu hút.

  • Mẹ bóp chặt quả bóng đẩy hết khí ra ngoài rồi đưa vào mũi phải của trẻ
  • Thả lỏng quả bóng từ từ, chất nhầy sẽ bị hút ra ngoài. 
  • Lau sạch đầu quả bóng trước khi hút mũi còn lại. 

Ở đây, thói quen các mẹ thường nhỏ mũi nào hút mũi đó. Cách này mẹ vẫn hút được dịch mũi bên ngoài nhưng không hút được dịch sâu bên trong. Mẹ lưu ý cách đúng là nhỏ mũi trái thì hút bên mũi phải nhé. Lúc ấy chất nhầy từ mũi trái bị lực hút hút qua mũi phải sẽ cuốn toàn bộ dịch trong mũi ra ngoài.

Mẹ dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm đau rát mũi trẻ nhé. Chất nhầy được hút ra nên rửa sạch, tránh vương vãi xung quang sẽ làm phát tán mầm bệnh.

Đặc biệt, không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì cách này không đảm bảo vệ sinh. Trẻ có thể bị đau hoặc nhiễm thêm các virus khác từ miệng người lớn.

Rửa Mũi Cho Trẻ

 

Mỗi lần rửa có thể sử dụng 1 chai nước muối dung tích 10ml cho mỗi bên. Mẹ nên chọn chai có đầu tròn để không đau mũi trẻ.

  • Đặt trẻ nằm nghiêng.
  • Đưa chai nước muối vào mũi trẻ bóp nhẹ nhàng
  • Nước muối sẽ thông từ mũi này qua mũi kia và tống hết chất nhầy ra ngoài. 
  • Mẹ lau sạch mũi trẻ rồi đổi bên.

Trẻ sơ sinh mới lần đầu rửa mũi có thể khóc làm mẹ lo lắng. Mẹ có thể nhờ người trợ giúp giữ con trong những lần đầu. Đồng thời thao tác thực hiện của mẹ nhanh và dứt khoát. Sau 1-2 lần trẻ sẽ quen, hiểu mẹ làm như vậy giúp mình dễ chịu nên sẽ hợp tác trong những lần sau.

Nếu mẹ chưa tự tin thực hiện cho con, mẹ hãy thử rửa mũi cho chính mình. Khi đó mẹ sẽ cảm nhận được rửa mũi như thế nào là phù hợp nhất cho con.

Ngồn bài viết tại đây nhé : https://meviet.vn/cach-tri-nghet-mui-o-tre-so-sinh/

 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi hệ thống tiêu hóa còn non yếu. Mẹn cần sớm nhận biết dấu hiệu để biết cách chữa tiêu chảy cho trẻ.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện với nhiều biểu hiện khó phát hiện dẫn đến triệu chứng khá nghiêm trọng mẹ cần đặc biệt chú ý.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi mới sinh, các bé chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường lỏng, màu nhạt và không nặng mùi.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng đi vệ sinh khá nhiều, khoảng 2 – 5 lần/ ngày. Nếu bé đi ngoài nhiều hơn, khoảng 8-10 lần/ ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu thì khả năng bé bị tiêu chảy khá cao.

Các dấu hiệu đi kèm khác bao gồm: đau bụng, nôn, sốt, ớn lạnh, mất nước khiến bé đột nhiên quấy nhiều, không chịu bú hay ngủ.

Khi xảy ra hiện tượng tiêu chảy, nếu không chú ý xử lý kịp thời, bé sẽ bị xuống cân nhanh chóng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Đọc thêm : Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Sủi Bọt

 

Triệu chứng của hiện tượng mất nước nghiêm trọng

Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc

 

Một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất của tiêu chảy là mất nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng mất nước diễn ra rất nhanh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời như sốc, hôn mê, suy thận, suy hô hấp.

Các triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý là:

- Khô miệng

- Mắt khô và trũng sâu xuống

- Da khô, không đàn hồi trở lại khi bị ấn xuống

- Hơn 8 giờ trôi qua mà không tiểu tiện

- Không có nước mắt chảy ra khi khóc

- Thóp có dấu hiệu trũng xuống

- Em bé mệt mỏi, cáu gắt, lơ đãng

Khi bị tiêu chảy, bé thường cáu gắt, khóc nhiều nhưng không ra nước mắt. (Ảnh minh họa)

 

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ

Nếu bé sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày.

Trong những ngày bé bị tiêu chảy, mẹ vẫn nên cho con bú bình thường để bù nước. Ngoài ra, cho con uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do tiêu chảy.

Xem thêm bài viết : Trẻ bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì nhanh khỏi đây?

Nếu bé bú sữa công thức thì mẹ có thể tham khảo các loại thức uống đặc biệt có chứa chất điện phân và đường. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được cho bé sử dụng các loại thuốc tiêu chảy dùng cho người lớn.

Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay và thay tã cho bé thường xuyên để tránh lây lan vi khuẩn trong nhà.

Đối với những trẻ lớn hơn, đang trong độ tuổi ăn dặm có thể tham khảo một số món ăn điều trị tiêu chảy cho bé.

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé bú nhiều và uống nước điện giải để bù nước. (Ảnh minh họa)

Khi nào bé cần đến bệnh viện?

Nếu hơn 2 ngày mà bé vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần đưa con đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:

- Sốt cao không ngừng

- Tiêu chảy mà phân nhiều máu

- Tiêu chảy nặng (bé đi hơn 8 lần trong vòng 8 giờ)

- Tiêu chảy kèm nôn liên tục

- Tiêu chảy tái phát khi vừa khỏi bệnh

Trên đây là những dấu hiệu và cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các mẹ cần tìm hiểu và lưu lại để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp

 

Đồ chơi cho bé 1 tuổi và những lợi ích mang đến

Hãy cùng mẹ việt tìm hiểu các đồ chơi cho bé nhé

1.1. Đồ chơi cho bé 1 tuổi: Xe tập đi

 

Đối với trẻ lên 1 thì đây là giai đoạn trẻ đã bò nhanh và cũng là giai đoạn giúp trẻ tập đứng và có bước đi chập chững đầu tiên. Hầu hết, trong độ tuổi này thì trẻ đều vịn đứng và lần theo để tập đi từng bước 1. Và trẻ rất tự tin bám vào thành ghế, cạnh giường để làm điểm tựa tập đi. Nhưng thời gian tự đứng của con rất ngắn và bước đi của con chưa vững chắc. Và đồ chơi cho bé 1 tuổi để giúp con giữ thăng bằng đó là độ vững chắc. Và xe tập đi chính là món quà mà bố mẹ nên lựa chọn để giúp trẻ con chơi và tập đi vững bước hơn.

1.2. Đồ chơi cho bé 1 tuổi: Trống lắc cầm tay

 

Đối với trẻ lên 1 tuổi thì cũng là lúc trẻ bắt đầu đã nhận thức rõ rệt hơn về đồ chơi cũng như về đồ vật. Nếu như trước giai đoạn 1 tuổi bố mẹ đưa điện thoại cho trẻ thì trẻ sẽ ném đi. Hay nếu đưa cho bé cầm vật gì thì bé cầm rồi lúc đó có thể bỏ xuống, đập lên. Nhưng trong độ tuổi lên 1, khi bạn đưa điện thoại, hay đồ vật nào đó bé sẽ nhận thức rõ về chức năng và nếu được dạy bé sẽ áp vào tai. Thế nên đồ chơi cho bé 1 tuổi bố mẹ có thể chọn mua là trống lắc cầm tay.

1.3. Đồ chơi cho bé 1 tuổi: Đồ chơi hình khối

Với độ tuổi này thì bé đã bắt đầu hình thành những khái niệm giả vờ hay sự tưởng tượng vô cùng kinh ngạc. Con có thể giả vờ uống 1 chiếc ly không có nước, hay đưa cho 1 quả chuối hay đồ chơi hình khối bé sẽ sử dụng làm điện thoại. Do đó, để phát triển trí tưởng tượng của trẻ bố mẹ có thể lựa chọn đồ chơi thiếu nhi như đồ chơi hình khối để giúp bé khám phá và tư duy tốt hơn.

  1. Top 5 món đồ chơi cho bé gái 1 tuổi mà cha mẹ nên mua

2.1. Đồ chơi cho bé gái 1 tuổi: Đàn gỗ Xylophone

 

Đàn gỗ Xylopphone chính là 1 trong những bộ đồ chơi dành cho bé từ 7 tháng tuổi đến 1 tuổi. Đây là dòng đồ chơi không cần pin để chơi rất thích hợp cho những bé gái 1 tuổi. Đàn gỗ Xylophone chơi rất đơn giản, dễ dàng với màu sắc đa dạng. Vì được làm bằng chất liệu bằng gỗ nên chúng rất an toàn cho trẻ nhỏ. Thế nên, bố mẹ không phải lo lắng cho con em của mình nhé.

Với kết cấu đơn giản và chất liệu an toàn, dễ sử dụng, đàn gỗ Xylophone chính là bộ đồ chơi cho bé 1 tuổi phù hợp đặc biệt là bé gái đấy nhé.

2.2. Đồ chơi cho bé gái 1 tuổi: Sách vải Pipo Việt Nam

 

Đồ chơi cho bé gái 1 tuổi: Sách vải Pipo Việt Nam – Ảnh: Internet

Sách vải Pipo chính là loại sách được làm từ chất liệu bằng vải được nhiều gia đình chọn mua cho các bé chơi. Đối với loại sách này thì cấu tạo chính của nó là loại vải phin với hàm lượng cotton và polyester 40:60. Nếu cha mẹ nào đang lựa chọn đồ chơi cho bé 1 tuổi thì hãy chọn mua loại sách này nhé. Chính sách vải sẽ giúp trẻ nhỏ tha hồ thỏa sức sáng tạo mà không lo bị bẩn sách. Đặc biệt, cha mẹ đọc sách cùng con để giúp trẻ phát triển trí thông minh, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh nhanh chóng.

Cha mẹ có thể lựa chọn sách vải cho bé gái với nhiều chủ đề khác nhau như: cây cối, động vật, biển, truyện cổ tích Việt Nam…

2.3. Đồ chơi cho bé gái 1 tuổi: Mô Hình Vietoys Xe CũiXe cũi Vietoys chính là bộ đồ chơi cho bé gái 1 tuổi mà nhiều gia đình lựa chọn. Xe mô hình Vietoys được làm từ chất liệu bằng gỗ phỏng theo mô hình xe cũi. Với thiết kế xe gồm 4 bánh nhỏ, cộng thêm những món đồ chơi bằng gỗ luôn được bé gái yêu thích.

Đặc biệt, bộ đồ chơi xe cũi chính là 1 món đồ chơi cho bé 1 tuổi giúp bé gái bắt đầu làm quen với hình học như: hình tròn, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật và hình bán nguyệt…giúp trẻ thông minh, hoạt bát và thân thiện hơn nhiều. Hơn nữa, bộ đồ chơi gỗ này được thiết kế vô cùng bắt mắt, giúp các bé yêu luôn vui chơi, không nhàm chán và cực kỳ sáng tạo.

Sách ehon cho trẻ từ 0-1 tuổi sách lật mở thế giới giúp trẻ thông minh hơn

Những Sai Lầm Kiêng Cữ Khi Sốt Phát Ban 

Mình hiểu là mẹ kiêng khem cho trẻ xuất phát từ mong muốn giúp trẻ nhanh khỏe lại. Tuy nhiên, kiêng khem không đúng cách không giúp bé mau khỏi bệnh mẹ à. Ngược lại, điều này có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Trẻ có thể phát sinh bội nhiễm. Đặc biệt là trường hợp sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên chủ quan.

Điển hình, có hai sai lầm thường gặp về kiêng cữ khi con sốt phát ban:

Kiêng nướcMẹ biết không, trẻ sốt phát ban thường ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Cơ thể trẻ lại phát bangây ngứa ngáyViệc kiêng nước sẽ khiến trẻ khó chịu và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh da liễu. Vậy nên sốt phát ban không cần kiêng nước. Cụ thể hơn các mẹ thường thắc mắc: bé bị sốt phát ban có tắm được không? Mình xin trả lời là hoàn toàn có thể tắm cho trẻ. Chỉ cần chú ý cẩn thận hơn bình thường thôi mẹ nhé.

Kiêng gió: Kiêng gió cũng không cần thiết khi trẻ bị sốt phát ban mẹ ạ. Bởi vì lúc này da trẻ cần được thông thoáng để các nốt ban nhanh lặn. Kiêng gió hay trùm khăn kín cho trẻ sẽ khiến trẻ bí hơi. Trẻ cũng khó hạ sốt. Thậm chí mồ hôi toát ra có nguy cơ thấm ngược trở lại, dễ gây nên tình trạng viêm phổi.

Vậy sốt phát ban có chú ý gì đặc biệt trong quá trình chăm sóc không? Có cần kiêng khem gì không? Nếu có thì mẹ nên kiêng gì để bệnh nhanh hết? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé!

Sốt Phát Ban Ở Trẻ Em Cần Kiêng Gì?

Các mẹ có bao giờ tự hỏi vì sao trẻ sốt phát ban phải kiêng không ạ? 

 sốt phát ban khác với các dạng sốt khác. Con không chỉ sốt cao mà còn kết hợp nổi ban trên da.Việc kiêng khem hợp lý, đúng cách giúp con vừa nhanh hạ sốt và ban cũng lặn mau hơn. Trẻ sẽ không bị sẹo hay các vấn đề khác trên da.

Trong những “bí kíp truyền miệng” về kiêng khem cho con, cũng có cái đúng nhưng cũng lắm cái chưa đúng. Dưới đây mình sẽ phân tích cụ thể những gì mẹ nên kiêng khi con bị sốt phát ban nhé.

Dùng Tay Gãi Lên Vùng Da Bị Ngứa

Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là khó tránh khỏi khi trẻ bị sốt phát ban. Chính vì thế mà con sẽ thường dùng tay để gãi lên vùng da nổi mẩn, bị ngứa.

Nhưng mẹ biết không, nếu trẻ dùng tay gãi sẽ làm cho vùng da này dễ tổn thương hơn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng da  khiến bệnh tình của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn

Để giảm ngứa cho trẻ, mẹ có thể lấy khăn ướt/lạnh, chườm lên vùng da ngứa khoảng 5-10 phút. Hoặc mẹ làm con phân tâm bằng cách bày trò, cho con đồ chơi để con quên việc gãi ngứa. Ngoài ra, để tránh con gãi gây xước da, mẹ thường xuyên cắt móng tay cho con nhé.

Ăn Thực Phẩm Nhiều Đạm, Cholesterol, Uống Nước Lạnh, Nước Ngọt

sot phat ban o tre em can kieng gi

Mình hiểu tâm lý mẹ nào cũng muốn cho con ăn nhiều hơn một chút để nhanh khỏe lại. Nhưng nếu mẹ chiều lòng cho con ăn thực phẩm nhiều đạm, cholesterol sẽ làm con khó tiêu, chướng bụng. Chính vì thế, khi trẻ sốt phát ban, mẹ không nên cho trẻ ăn trứng, thịt bò, tôm, cua,…

Uống nước lạnh, nước ngọt sẽ làm tăng triệu chứng bệnh, khiến cơ thể con thêm mất nước. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về việc nên cho con ăn gì, không nên ăn gì qua một bài viết khác của mình TẠI ĐÂY.

Mặc Quần Áo Chật, Làm Từ Chất Liệu Tổng Hợp 

Khi con sốt phát ban, mẹ thường tập trung vào mấy nốt ban. Nên đôi khi mẹ chưa để ý đến việc lựa chọn quần áo phù hợp cho con.

Việc mặc cho con những bộ quần áo chật, làm từ các chất liệu tổng hợp không thấm hút mồ hôi vô tình sẽ làm bệnh của con khó thuyên giảm. Mẹ biết đó, khi con sốt phát ban, thân nhiệt tăng cao, kèm theo mẩn ngứa sẽ làm da càng thêm nhạy cảm. Các loại quần áo này dễ gây kích ứng da, làm con bức bí, thân nhiệt không thoát ra ngoài.

Vì vậy, mẹ nên chọn cho con mặc những bộ quần áo có chất liệu mềm mại. Ngoài ra, quần áo cần rộng rãi thoải mái và có độ thấm hút tốt mẹ nhé.

https://meviet.vn/sot-phat-ban-o-tre-em-can-kieng-gi/

Trẻ Ho Sốt Về Đêm Phải Làm Sao

Ho và sốt là hai phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.Trong đó, thời tiết chuyển lạnh là một trong những yếu tố khiến cho hệ hô hấp của trẻ nhanh chóng bị tổn thương. Trẻ thường xuyên gặp phải những cơn ho liên tục và sốt vào buổi chiều tối. Cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, chán ăn và có thể nôn, buồn nôn,… Chính điều này khiến cho sức khỏe của trẻ bị giảm sút nghiêm trọng và các mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. hãy cùng Mẹ Việt Tương Lai Gia Đình Việt tìm hiểu nguyên nhân nhé

 

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ ho sốt về đêm

 

Ho là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ bộ máy hô hấp trước những sự tấn công của vi khuẩn, nấm, virus. Ho đồng thời cũng giúp tống các dị vật đường thở ra ngoài một cách nhanh chóng nhất.

Sốt cũng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, nó cũng là ngôn ngữ cảnh báo cơ thể đang gặp phải những bất thường, thường liên quan đến đường hô hấp.

Ho và sốt thường đi kèm cùng nhau, là triệu chứng của nhiều bệnh, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng ho sốt về đêm

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hầu hết hệ miễn dịch của trẻ em vô cùng non yếu, sức đề kháng kém. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút bên ngoài môi trường nhanh chóng tấn công và gây bệnh cho trẻ.
  • Thời tiết thay đổi: Chính sự thay đổi đột ngột của thời tiết lúc nóng, lúc lạnh khiến trẻ rất dễ mắc một số căn bệnh hô hấp. Nhất là bệnh viêm họng, khiến trẻ có biểu hiện bị ho và sốt.
  • Bên cạnh đó, khi trẻ vui chơi ra nhiều mồ hôi, dẫn đến lỗ chân lông mở rộng lại tiếp xúc ngay với không khí lạnh nên rất dễ bị ho và sốt thường xuyên.
  • Cho bé ăn và bú nhiều vào ban đêm: Một số trường hợp trẻ ăn và bú quá nhiều vào ban đêm sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày nhanh chóng bị trào ngược. Khi lượng axit quá nhiều sẽ gây kích thích ở cổ họng và khiến trẻ liên tục bị ho kéo dài.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn, trẻ bị sốt siêu vi , trẻ bị viêm họng, viêm amidam

đọc thêm bài viết Dấu Hiệu Sốt Siêu Vi để biết thêm thông tin nhé

Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu kém nên dễ bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn. Chẳng hạn như virus cúm A, B, virus Adenovirus, Rhinovirus… gây ho, sốt và sổ mũi.

  • Môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi là một trong những nguyên nhân điển hình khiến trẻ dễ bị ho và sốt nhẹ.

,-Chăm sóc trẻ chưa đúng cách. Nhất là đối với trẻ sơ sinh, chưa thể diễn tả ngôn ngữ bằng lời, nếu thiếu kinh nghiệm, cha mẹ dễ mắc các sai lầm khiến bé dễ mắc bệnh hơn.

Chào Mừng Các Bạn Đến Với Mẹ Việt

Mẹ Việt – mục tiêu và sứ mệnh

Meviet.vn  một dự án đặc biệt dành riêng cho phụ nữ và các Ba Mẹ Việt Nam. Nơi tổng hợp, chia sẻ những thông tin hữu ích giúp mỗi gia đình chúng ta có một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp hơn. 

Chị Phạm Thuần – Người sáng lập của chúng tôi. Đã ấp ủ ý tưởng tuyệt vời này từ khi bắt đầu Làm mẹ 5 năm về trước. Vượt qua mọi khó khăn. Đặc biệt là lựa chọn từ bỏ doanh nghiệp bán hàng quốc tế đang đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu một tháng. Phạm Thuần đã từng bước bắt tay vào xây dựng Mẹ Việt. Với tất cả trái tim, tâm huyết, tình yêu được chia sẻ – Cùng với sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ chuyên gia, cố vấn y tế, cố vấn dinh dưỡng. Cô ấy đã tạo lên một hệ thống nội dung giá trị từ bài viết, hình ảnh, video, podcad. Tất cả được sắp xếp một cách khoa học trên Blog này, giúp các mẹ dễ dàng tiếp cận, học hỏi và tiết kiệm thời gian.

Mục tiêu và Sứ Mệnh của chúng tôi là Xây dựng một cộng đồng Mẹ Việt 4.0 –  Đảm đang, năng động, sáng tạo. Vừa nuôi dạy con tốt, vừa biết chăm lo sức khỏe, làm đẹp cho bản thân.

Bé Bị Viêm Phế Quản Thở Khò Khè Mẹ Phải Làm Sao?

Biểu Hiện Của Bé Bị Viêm Phế Quản

Viêm phế quản là khi các niêm mạc ống phế quản bị sưng lên, phù nề và tiết dịch. Đường thở thu hẹplại nên lưu thông không khí khó khăn hơn. Do đó, thở khò khè là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè cũng thường có những triệu chứng đi kèm như:

– Ho có đờm.

– Mất tiếng hoặc khản tiếng.

– Khó thở, thở rít.

– Sốt.

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi

– Mắt đỏ.

– Sưng hạch bạch huyết.

– Mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn.

Các triệu chứng biểu hiện ở mức độ nhẹ hoặc nặng tùy vào đề kháng và cơ địa từng trẻ. Nhưng nhìn chung chúng thường “rầm rộ” trong 2-3 ngày đầu rồi giảm dần những ngày sau. Các triệu chứng thường nặng vào ban đêm

Bé thở khò khè và ho cũng có thể là biểu hiện của các bệnh viêm đường hô hấp dưới khác. Mẹ tham khảo thêm tại: Viêm Đường Hô Hấp Dưới Ở Trẻ Em Và Cách Mẹ Nhận Biết

Bé bị viêm phế quản thở khò khè được chăm sóc chu đáo có thể tự khỏi bệnh. Vì vậy, hai mẹ con hãy tập trung và cùng làm tốt nhất các bước dưới đây nhé.

https://meviet.vn/be-bi-viem-phe-quan-tho-kho-khe/

© Copyright meviet