tin tức kiến thức cho mẹ

Khóa học tiếng Anh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung chuyên sâu vào trang bị kiến thức giúp ba mẹ tự tin đồng hành TIẾNG ANH TẠI NHÀ CÙNG CON.

Tiếng Anh cho con đang là một chủ đề được hầu hết các ba mẹ quan tâm trong thời điểm hiện tại. Là công cụ quan trọng để con bước ra toàn cầu. Thế hệ của con, đã khác quá nhiều so với thế hệ chúng ta. Nếu không có tiếng Anh, con chắc chắn không đủ để hội nhập, phát triển và đứng vững trong môi trường ngày một yêu cầu cao về tiêu chuẩn con người này.
Hiểu để đồng hành cùng con tại nhà. Là cách tốt nhất, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất giúp ba mẹ trang bị nền tảng tiếng Anh cho con”  Khóa học là một món quà đặc biệt dành tặng đến các bậc phụ huynh. Thay lời cảm ơn chân thành của Mẹ Việt đến ba mẹ đã ủng hộ đội ngũ trong suốt chặng đường vừa qua – Phạm Nguyễn Thái Hoàng – Ceo Mẹ Việt.

Tìm hiểu thêm tại https://meviet.vn/khoa-hoc-tieng-anh-tai-nha-cho-con/

Câu lạc bộ Tiếng Anh Tại Nhà Mẹ Việt 4.0 – Đồng Hành Cùng Ba Mẹ (Miễn Phí 100%)

Ai Nên Tham Gia Câu Lạc Bộ

  • Ba mẹ muốn đồng hành tiếng Anh tại nhà cho con. Có con trong 3 nhóm tuổi 0-2, 3-5 tuổi và 6-10 tuổi.
  • Muốn được nhận lộ trình mẫu chuẩn. Tài liệu đều đặn hàng tháng để áp dụng cho con. Với chi phí siêu siêu rẻ so với tự mày mò một mình.
  • Muốn được sinh hoạt trong một cộng đồng ba mẹ tâm huyết cùng đồng hành dạy con tại nhà.
  • Muốn được thảo luận, hỗ trợ chữa bài, chỉnh sửa, tư vấn giúp con hiệu quả.
  • Có đủ quyết tâm đồng hành liên tục tối thiểu với con 1,5 năm. (Thời lượng đó là đủ trang bị được cho con nền tảng tiếng Anh và khả năng tự học).
  • Muốn tiết kiệm chi phí trong mua sách / giáo cụ học tập cho con. (Ít nhất 10%).

Quyền Lợi

  • Được nhận lộ trình dạy con tiếng Anh mẫu theo từng nhóm tuổi của con. Chi tiết từng ngày/ từng tuần. (0-2 tuổi, 3-5 tuổi, 6-10 tuổi).
  • Được tặng Tài liệu mới hàng tháng. Cũng như hỗ trợ thảo luận hỏi đáp trong quá trình đồng hành tiếng Anh tại nhà cùng con.
  • Được tham gia các buổi zoom đào tạo/ hướng dẫn sử dụng tài liệu chia sẻ hàng tháng trên CLB. 
  • Thành viên CLB tiếng Anh tại Nhà Mẹ Việt đã được tặng quyền tham gia khóa học “Tiếng Anh Tại Nhà cho con của Mẹ Việt. Thành (nhưng điều kiện để tiếp tục được sinh hoạt ở CLB là phải hoàn thành đầy đủ khóa học một cách nghiêm túc. Để có đủ kiến thức đồng hành cùng con tại Nhà).
  • Được ưu đãi khi tham gia các chương trình giáo dục sớm – dạy con tại nhà khác của Mẹ Việt.

Tham gia ngay tại : https://meviet.vn/cau-lac-bo-tieng-anh-tai-nha-me-viet-4-0/

 

Sai Lầm Phổ Biến Khi Chữa Táo Bón Cho Trẻ

Với trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày mỗi lần đi ị thực sự ám ảnh. Con rặn đỏ cả mặt, gồng cứng người, đau đớn đến mức khóc toáng lên mà vẫn không đi được. Vì con mẹ đã làm thử đủ mọi cách mà con vẫn không hết táo bón. Đến nước này thì chỉ còn cách thụt hậu môn cho con chứ không còn cách nào khác??? 

Có mẹ nào lúc nhỏ bị táo (táo bón) và “được” bà ngoại thụt cho dễ đi như mình không? Nói thật với các mẹ mình chẳng nhớ mình đã từng đau đớn vì bị bón như thế nào. Nhưng nỗi sợ bị thụt đến bây giờ đã lớn mình vẫn còn hãi hùng mỗi khi nhắc lại. Và đây cũng chính xác là những gì các con cảm nhận. Do đó, mẹ không nên vội thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày nhé. 

Chưa kể tình trạng táo bón ở trẻ thường bị các mẹ hiểu lầm. Nhiều mẹ bấm bụng thụt xong, con khóc cạn nước mắt mới phát hiện con không hề bị táo. Vì vậy trước khi điều trị, mẹ hãy chắc chắn là con có bị táo bón hay không. 

Mẹ xem thêm bài viết: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón

Hầu hết các mẹ làm theo những hướng dẫn của mình dưới đây đều cho kết quả tốt. Mẹ chưa cần sử dụng đến vũ khí cuối cùng mà con đã nói lời “chia tay” táo rồi đấy.

Massage Bụng Cho Con

Trong các cách chữa trẻ bị táo bón thì massage tác động trực tiếp nhất đến việc đi ngoài.

Trẻ sơ sinh mấy ngày chưa đi ngoài thường chướng bụng rất khó chịu. Phân ứ lâu trong đại tràng mà không thải ra được sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Massage bụng cho con là cách hiệu quả giúp con nhanh chóng đi ngoài dễ dàng.

Cách thực hiện như sau:

Trước tiên, mẹ đặt con nằm ngửa lên một tấm khăn trải trên mặt phẳng. Lót tã vải dưới mông để sẵn sàng đón sản phẩm của bé yêu mẹ nhé. Mẹ có thể cởi hết quần áo của con hay chỉ mặc mỗi áo trong lúc massage. Do đó, sẽ tốt hơn khi mẹ đảm bảo nhiệt độ phòng ấm áp đối với con.

Động Tác Vòng Tròn

  • Dùng 4 ngón tay di chuyển vòng quanh rốn trẻ.
  • Tiếp theo, dùng ngón cái và ngón trỏ vẽ nên nhiều vòng tròn nhỏ xung quanh rốn.
  • Luôn theo chiều kim đồng hồ và hướng xuống dưới. Động tác như là mẹ đang vẽ dấu hỏi lên bụng con.
  • Mỗi động tác thực hiện 20 lần.

Động tác này có tác dụng giúp làm mềm thức ăn trong đường ruột trẻ. Nhờ đó, thức ăn dễ dàngdi chuyển xuống đại tràng và đợi thải ra ngoài.

Động Tác Xe Đạp

  • Mẹ nắm hai chân trẻ, từ từ đẩy đầu gối phải về phía vai phải.
  • Khi đầu gối chạm vào thành bụng trẻ thì kéo duỗi về vị trí cũ rồi đổi bên.
  • Lặp lại trong 30-45 giây. Mẹ thấy đấy, động tác này rất giống cách chúng ta đạp xe phải không nào?
  • Co duỗi gối: thực hiện như động tác xe đạp nhưng đồng thời với cả hai chân. Khi hai đầu gối chạm vào bụng, mẹ giữ nguyên trong vài giây. Sau đó, kéo duỗi chân ra nhẹ nhàng và lặp lại thêm vài lần.

Động tác này có tác dụng kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động tích cực hơn. Trẻ dễ dàng xì hơi, đẩy hết khí trong ruột để lấy chỗ cho chất thải làm đầy đại tràng. Các cơ vòng hậu môn được kích thích sẽ co bóp và nhanh đẩy phân ra ngoài.

Mẹ nên massage cho con 1-2 lần/ngày, trước khi tắm và sau bữa ăn ít nhất 1h. Mẹ thực hiện đều đặn trong vòng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả ngay. Mẹ cũng nên duy trì massage đều đặn cho con hàng ngày kể cả khi con đã hết táo bón. Massage không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa cho con mà còn giúp gắn kết mẹ và con rất tốt. Mẹ muốn tìm hiểu sâu hơn về massage có thể nhắn tin mình. Là đại diện của Hiệp Hội Massage Sơ Sinh Quốc Tế IAIM tại Việt Nam mình tin sẽ giúp ích được nhiều cho mẹ.

nguồn bài viết https://meviet.vn/tre-so-sinh-bi-tao-bon-lau-ngay/

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón

Trẻ sơ sinh táo bón mẹ dễ nhận biết với những dấu hiệu sau:

  • Phân của trẻ cứng, khô, vón cục, sẫm màu, viên nhỏ như phân dê hay phân thỏ.
  • Tần suất đi ngoài giảm so với bình thường: 3-4 ngày/lần hoặc lâu hơn.
  • Trẻ quấy khóc, lười ăn, bỏ bú.
  • Chướng bụng, khó tiêu.

Trong đó, tần suất hay biểu hiện của trẻ chủ yếu để thu hút sự chú ý của mẹ. Bởi vì chỉ dựa vào những yếu tố đó thôi thì chưa hẳn con đã bị táo bón. 

Dấu hiệu quyết định trẻ có bị táo bón hay không phụ thuộc vào tính chất phân của trẻ. Có trẻ giảm số lần đi ngoài trong tuần còn 1-2 lần nhưng phân vẫn mềm thì là bình thường. Đặc biệt, trường hợp này thường xảy ra vào lúc con 2 tháng tuổi. Do đó câu hỏi về trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao là nhiều hơn cả. Ngược lại, trẻ đi ngoài đều đặn 1-2 ngày/lần nhưng phân khô, cứng, khó đi thì vẫn là táo. Dễ thấy nhất là mẹ quan sát phân của con để so sánh. Cụ thể, phân của trẻ bình thường là như sau: 

  • Phân xì xoẹt hoa cà hoa cải, màu vàng nhạt đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
  • Phân mềm, màu xám xanh/vàng/nâu tùy thuộc vào loại sữa trẻ uống đối với trẻ bú sữa ngoài. 

Nếu phân trẻ cứng, màu tối, rời rạc hay kết dính kém thì mới đúng là con bị táo bón. Như vậy các mẹ có con nhiều ngày không đi ị mà phân vẫn mềm hãy thôi lo lắng nhé.

Hiểu Lầm Về Biểu Hiện Táo Bón 

Nhiều mẹ gửi nhắn tin hỏi mình về cách xử lý trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao? Trước tiên, mình luôn dành thời gian cùng mẹ đánh giá lại xem con có đúng bị táo không đã. Vì ở độ tuổi này, việc đi ngoài của trẻ rất dễ gây nhầm lẫn. Nhất là 2 tín hiệu sau:

dau hieu tre so sinh bi tao bon

Giảm Tần Suất Đi Ngoài Đột Ngột

Từ tuần 2 – tuần 6 trẻ sơ sinh bú mẹ có thể giảm số lần đi ngoài đột ngột do hiện tượng giãn ruột.

Đường ruột của trẻ sơ sinh lúc sinh ra rất bé, dung tích dạ dày trung bình chỉ 5ml. Trong 2 tháng đầu dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh tăng rất nhanh lên đến 210ml. Đường ruột lớn hơn chứa được nhiều sữa hơn. Sữa mẹ lại dễ tiêu nên được trẻ hấp thụ hầu hết chất dinh dưỡng. Chất thải còn lại rất ít và phải tập hợp 3-4 ngày mới đủ lượng cần tống ra ngoài.

Điều này lý giải vì sao các mẹ hay nghĩ là trẻ sơ sinh bị táo bón. Nhưng thực ra đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải bị táo mẹ nhé. Bằng chứng là dù tích tụ nhiều ngày nhưng phân trẻ vẫn mềm và “đẹp”.

Căng Thẳng Khi Đi Ngoài

Nhiều mẹ lo lắng khi chứng kiến con rặn đỏ mặt, xì hơi thối hết cả phòng. Vậy mà mẹ vội vàng xi hay cho con ngồi bô mãi vẫn không thấy ra phân. Một số trẻ còn rên rỉ ư ư, làm ba mẹ cứ xuýt xoa khổ thân con quá! Mẹ kết luận ngay chính táo bón là thủ phạm chứ không ai khác. 

Nhưng mẹ biết không rặn đỏ mặt là dấu hiệu nhu động ruột của con đang tích cực hoạt động.Nhu động ruột có tác dụng đẩy chất thải xuống ruột già. Trong quá trình đó, chúng cũng đẩy hết khí trong ruột ra làm con xì hơi thối. Như vậy, hai dấu hiệu này không hẳn là con muốn ị mà không ị được. 

Hay tình trạng trẻ rên rỉ được hiểu là trẻ đang căng thẳng để… học cách tống phân ra ngoài. Khi nào trẻ thuần thục sẽ không căng thẳng và rên rỉ nữa, chứ không hề liên quan đến táo.

nguồn bài viết https://meviet.vn/dau-hieu-tre-so-sinh-bi-tao-bon/

Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Ăn Gì?

Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Ăn Gì?

Trái cây, rau xanh, củ quả: Không cần phải nói quá nhiều về nguồn vitamin dồi dào loại thực phẩm này mang lại phải không mẹ. Mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, làm nước ép hay chế biến món luộc, hấp, súp,… đều được. Các thực phẩm này vừa tăng cường sức đề kháng cho con mau khỏe, vừa bổ sung nước. Ngoài ra, đội đặc nhiệm này kiêm luôn nhiệm vụ chống táo bón hiệu quả cho bé yêu đấy mẹ nhé.

Thực phẩm từ sữa: sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai,… Bình thường mẹ phải kiểm soát hoạt động “lén lút” nạp sữa, phô mai của con vì sợ béo phì. Tuy nhiên, trong những lúc này, con ăn được, uống được gì thì nên khuyến khích mẹ nhé. Các thực phẩm từ sữa giàu dưỡng chất sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Thức ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu hóa: Con bệnh, mấy chiếc răng xinh cũng lười nhai lắm, chỉ muốn ăn bún, miến, phở, súp, ngũ cốc,… Những món này con dễ ăn. Bộ máy tiêu hóa cũng không cần hoạt động quá nhiều mà vẫn hấp thụ được dưỡng chất. Thêm nữa, vì con không ăn được nhiều trong một bữa nên mẹ chia khẩu phần thành 5-6 bữa nhỏ. Nhân tiện đổi món liên tục càng tốt mẹ nhé. Mẹ thấy đấy, bạn nhỏ của mẹ cũng rất biết cách “đòi hỏi” đấy chứ. Hừm! Thôi thì vì nụ cười sớm trở lại, mẹ chịu khó một chút vậy nhé!

tre bi sot phat ban nen an gi

Trẻ Bị Sốt Phát Ban Có Nên Ăn Uống Kiêng Khem?

Chẳng hiểu từ bao giờ các bà các mẹ đã “thấm nhuần tư tưởng” trẻ sốt phát ban cần kiêng đủ thứCác bà các mẹ truyền tai nhau nếu không kiêng món này món kia, kiêng nước, kiêng gió, ban sẽ “nở rộ”, con lâu khỏi bệnh.

Sự thật có phải như vậy không?

Mẹ biết không, ban “nở rộ” hay không, lặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào sức đề kháng và cơ địa của con. Ban nhiều hay ít không nói lên được con bệnh nặng hay bệnh nhẹ. Vì vậy mẹ không cần chú tâm quá vào nốt ban đâu. Thay vào đó, mẹ hãy chú ý vào trạng thái của con: tươi tỉnh, chơi được hay lừ đừ, ngủ gọi khó dậy không,… Chính những thông tin này mới thể hiện cho mẹ biết là con ổn hay cần đến bệnh viện nhé.

Mẹ đọc thêm hướng dẫn chi tiết tại bài viết:  Sốt Phát Ban Ở Trẻ – Hiểu Đúng, Chăm Sóc Hiệu Quả

Tuy nhiên ông bà ta có câu “có kiêng có lành”. Vẫn có những món ăn thường ngày rất bổ nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ khi bệnh. Các mẹ cùng xem sốt phát ban kiêng ăn gì cho trẻ mau khỏi nhé!

https://meviet.vn/tre-bi-sot-phat-ban-nen-an-gi/

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ – Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Vì sức khỏe và tương lai của con, cha mẹ hãy nắm chắc lịch tiêm chủng cho trẻ. Tiêm chủng cho con đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ để bảo vệ con khỏi những mầm bệnh lây nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, rubella, thủy đậu, viêm màng não…

Hệ thống miễn dịch của con dưới 5 tuổi còn rất non nớt. Trong khi đó, môi trường, vệ sinh phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường… tạo điều kiện cho rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm phát triển. Dịch bệnh tấn công là một trong những nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng của con. Ngay cả khi được chữa khỏi, con vẫn có thể bị ảnh hưởng lâu dài hay chịu di chứng nặng nề. 

Tiêm chủng vắc xin giúp cơ thể con tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể có nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút có hại để bảo vệ sức khỏe cho con. Nếu con đã được tiêm vắc xin và có kháng thể, mẹ sẽ yên tâm khi vào những đợt dịch bệnh tấn công, con yêu của mẹ đã được bảo vệ an toàn.

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ

Giai đoạn từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi, con cần tiêm chủng nhiều vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Các mẹ lưu lại hình ảnh tổng hợp các mũi vắc xin cần thiết cho con để mẹ theo dõi chủng ngừa đúng lịch, đúng phác đồ nhé. 

lịch tiêm chủng cho trẻVắc Xin Cho Trẻ Sơ Sinh

Có hai mũi vắc xin đầu đời quan trọng của con mẹ cần nhớ đó là:

  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan B – mũi sơ sinh.
  • Tiêm phòng vắc xin Lao – mũi 1. Nhắc lại sau 4 năm.

Hai mũi này thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vacxin viêm gan B được khuyến nghị tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh để đảm bảo hiệu quả cao nhất bảo vệ con. Sau khi sinh, mẹ có thể còn mệt hay bận rộn tập làm mẹ mà quên mất. Mẹ hãy chia sẻ thông tin này cho bố của bé, ông bà biết để cùng theo dõi nhé. Mũi này thường được thực hiện ngay tại bệnh viện.

Đọc Thêm: Tiêm Vacxin Viêm Gan B Cho Trẻ Sơ Sinh

Tương tự mũi viêm gan B, mũi vắc xin phòng ngừa lao cần được tiêm cho trẻ trong vòng 28 ngày đầu tiên sau sinh. Đây là khoảng thời gian được khuyến nghị để vắc xin có thể bảo vệ hệ miễn dịch non yếu của con sớm nhất có thể.

Đọc thêm: Tiêm Phòng Lao Cho Trẻ Sơ Sinh: 1 Mũi Bảo Vệ Con Trọn Đời

Vắc Xin Cho Trẻ 2 – 3 – 4 Tháng Tuổi

Giai đoạn này, trẻ có nhiều vắc xin đến lịch tiêm chủng. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để kết hợp tiêm các mũi vắc xin cùng lúc để một công đôi chuyện, vừa tiết kiệm thời gian vừa bảo vệ sức khỏe cho con ngay từ sớm, bao gồm:

  • Tiêm phòng Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 – 3 mũi và vắc xin bại liệt OPV – 3 liều, mỗi mũi/liều cách nhau một tháng.
  • Uống vắc xin Rota – 2 liều.
  • Tiêm phòng vắc xin Phế cầu – 2 mũi.

Trong đó, 3 mũi đầu tiên của vacxin 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộngvacxin Rota và phế cầu là mũi tiêm chủng dịch vụ

Để biết cụ thể về các loại vắc xin này và lịch tiêm chủng cho trẻ, mời các mẹ đọc thêmhttps://meviet.vn/lich-tiem-chung-cho-tre/

© Copyright meviet